Bức tượng 'đầu người đội Phật' hơn 1.000 năm tuổi ở Nghệ An

Sự kiện: 24h vạn dặm

Chùa Bà Bụt, xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An hiện đang lưu giữ bức tượng cổ "đầu người đội Phật" độc đáo. Bức tượng thể hiện sự quy thuận của cái ác trước Phật pháp.

Chùa Bà Bụt được xây dựng năm 1007 để thờ Đức Phật, đặc biệt là thờ Bà Bụt – người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển thánh. Phía trước ngôi chùa là sông Lam hiền hòa, thơ mộng. Phía sau, chùa tựa lưng vào chân núi Hội như một bức tường thành bảo vệ, che chắn giúp ngôi chùa vượt qua bao biến thiên của lịch sử để trường tồn với thời gian. Lối kiến trúc cổ đã có từ ngàn năm, ngôi chùa mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng nhất.

Chùa Bà Bụt được xây dựng năm 1007 để thờ Đức Phật, đặc biệt là thờ Bà Bụt – người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển thánh. Phía trước ngôi chùa là sông Lam hiền hòa, thơ mộng. Phía sau, chùa tựa lưng vào chân núi Hội như một bức tường thành bảo vệ, che chắn giúp ngôi chùa vượt qua bao biến thiên của lịch sử để trường tồn với thời gian. Lối kiến trúc cổ đã có từ ngàn năm, ngôi chùa mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng nhất.

Tại chùa, còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác. Trong những năm chiến tranh, nhiều pho tượng của một số chùa khác quanh vùng cũng được đưa về phối thờ tại đây.

Tại chùa, còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác. Trong những năm chiến tranh, nhiều pho tượng của một số chùa khác quanh vùng cũng được đưa về phối thờ tại đây.

Trong đó, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là pho tượng cổ duy nhất còn sót lại từ ngày ngôi chùa được xây dựng, tính đến nay đã hơn 1.000 năm. Bức tượng cao tầm 1,2 m được bài trí nơi trang trọng nhất, tuy nhiên do đầu người nằm thấp dưới đáy tượng Phật Bà nên ít người nhìn thấy toàn cảnh trọn vẹn của bức tượng cổ. Chỉ khi vào sâu trong nội điện, luồn người đi qua các bức tượng khác mới thấy rõ đầu người đội tượng Phật Bà.

Trong đó, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là pho tượng cổ duy nhất còn sót lại từ ngày ngôi chùa được xây dựng, tính đến nay đã hơn 1.000 năm. Bức tượng cao tầm 1,2 m được bài trí nơi trang trọng nhất, tuy nhiên do đầu người nằm thấp dưới đáy tượng Phật Bà nên ít người nhìn thấy toàn cảnh trọn vẹn của bức tượng cổ. Chỉ khi vào sâu trong nội điện, luồn người đi qua các bức tượng khác mới thấy rõ đầu người đội tượng Phật Bà.

Trên thân tượng Phật bà có 12 tay, trong đó 8 tay (mỗi bên 4 tay) giơ lên cao, 2 tay đan chéo trước bụng, theo kiểu ngồi thiền và 2 tay khép hờ hai bên, chỉ. So với một số pho tượng cổ nhiều tay khác, bố cục, cấu trúc của tượng Phật bà Quan Âm 12 tay ở chùa Bà Bụt khá đặc biệt.

Trên thân tượng Phật bà có 12 tay, trong đó 8 tay (mỗi bên 4 tay) giơ lên cao, 2 tay đan chéo trước bụng, theo kiểu ngồi thiền và 2 tay khép hờ hai bên, chỉ. So với một số pho tượng cổ nhiều tay khác, bố cục, cấu trúc của tượng Phật bà Quan Âm 12 tay ở chùa Bà Bụt khá đặc biệt.

Đầu người đàn ông với 2 cánh tay chống đỡ tượng Phật phía trên. Bức tượng được tạc bằng chất liệu gỗ mít.

Đầu người đàn ông với 2 cánh tay chống đỡ tượng Phật phía trên. Bức tượng được tạc bằng chất liệu gỗ mít.

Bức tượng 'đầu người đội Phật' hơn 1.000 năm tuổi ở Nghệ An - 6

Ngoài bức tượng “đầu người đội Phật”, chùa Bà Bụt hiện có nhiều bức tượng Phật độc đáo.

Ngoài bức tượng “đầu người đội Phật”, chùa Bà Bụt hiện có nhiều bức tượng Phật độc đáo.

Bức tượng 'đầu người đội Phật' hơn 1.000 năm tuổi ở Nghệ An - 8

Sự tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, sự khác biệt trong cấu trúc, sự sâu sắc trong các tầng nghĩa của mỗi chi tiết, họa tiết trang trí đã mang đến cho chùa Bà Bụt một sức hấp dẫn lạ kỳ.

Sự tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, sự khác biệt trong cấu trúc, sự sâu sắc trong các tầng nghĩa của mỗi chi tiết, họa tiết trang trí đã mang đến cho chùa Bà Bụt một sức hấp dẫn lạ kỳ.

Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ - điểm đến chiêm bái, tham quan hấp dẫn của phật tử và du khách.

Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ - điểm đến chiêm bái, tham quan hấp dẫn của phật tử và du khách.

Lãnh đạo UBND xã Lam Sơn cho biết: “Chùa Bà Bụt đã có từ ngàn năm về trước. Hàng năm cứ vào ngày 20, 21 tháng Giêng âm lịch, nhân dân trong vùng và du khách về chùa rất đông. Nơi đây, diễn ra một tục lệ mang đậm bản sắc văn hóa, người xưa gọi là lễ “Hạ Linh”, tức là lễ tạ ơn bà Bụt. Sau khi đoàn rước bộ và đoàn rước thủy làm lễ xuất thần tại Đền Quả Sơn thì rước di tượng Lý Nhật Quang về Chùa Bà Bụt để làm lễ tạ ơn. Lễ tạ diễn ra trước sự chứng kiến của mọi người dân, các vị bô lão chức sắc trong làng”.

Lãnh đạo UBND xã Lam Sơn cho biết: “Chùa Bà Bụt đã có từ ngàn năm về trước. Hàng năm cứ vào ngày 20, 21 tháng Giêng âm lịch, nhân dân trong vùng và du khách về chùa rất đông. Nơi đây, diễn ra một tục lệ mang đậm bản sắc văn hóa, người xưa gọi là lễ “Hạ Linh”, tức là lễ tạ ơn bà Bụt. Sau khi đoàn rước bộ và đoàn rước thủy làm lễ xuất thần tại Đền Quả Sơn thì rước di tượng Lý Nhật Quang về Chùa Bà Bụt để làm lễ tạ ơn. Lễ tạ diễn ra trước sự chứng kiến của mọi người dân, các vị bô lão chức sắc trong làng”.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều ít biết về ba pho tượng Tam thế ”độc nhất vô nhị” ở Bắc Ninh

Ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng (Bắc Ninh) được tạc trong tư thế ngồi thiền trên đài sen đều được tạo tác bằng đá khối với kích thước rất lớn nặng khoảng vài tấn....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN