Bộ Y tế lên tiếng vụ Bệnh viện Ba Vì trao nhầm con suốt 6 năm

Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, với một số trường hợp đã trao nhầm con trước đây thì không có bồi thường.

Bộ Y tế lên tiếng vụ Bệnh viện Ba Vì trao nhầm con suốt 6 năm - 1

BV Đa khoa huyện Ba Vì, nơi xảy ra sự việc trao nhầm con.

Liên quan đến vụ việc 2 bé trai bị trao nhầm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày gần đây, chiều 12/7, trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, việc trao nhầm trẻ sơ sinh là hy hữu. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, trên các địa phương trong cả nước đã phát hiện ra một số trường hợp trao nhầm trẻ sơ sinh.

Theo Thứ trưởng Tiến, nguy cơ nhầm trẻ sơ sinh thường là do nữ hộ sinh. Trước đây, sau khi sinh, các BV thường đánh số bằng mực, nitrat bạc lên tay hoặc chân trẻ. Nhưng do công nghệ còn thô sơ, chưa có điện, mực rất nhòe nên chỉ vì một vài bất cẩn nhỏ rất có thể xảy ra nhầm lẫn trong quá trình trao bé cho mẹ.

Ngoài ra, một số bệnh viện cũng đeo dây cho mẹ và bé. Tuy nhiên, do một số lý do, dây đeo của bé bị tuột dẫn đến nhầm lần.

“Đây là sai sót của nữ hộ sinh. Tuy nhiên, bản thân nữ hộ sinh cũng chẳng muốn xảy ra sự nhầm lẫn như vậy”, Thứ trưởng Tiến chia sẻ.

Trước câu hỏi, bệnh viện sẽ bồi thường tổn thất do việc trao nhầm con như thế nào, Thứ trưởng Tiến cho biết, với một số trường hợp đã trao nhầm trước đây thì không có bồi thường.

Theo đó, sau khi xác định được cha mẹ ruột thì BV tổ chức cho hai bên nhận lại người thân. Bệnh viện cũng xin lỗi và mong gia đình thông cảm, bởi chẳng ai mong muốn việc trao nhầm xảy ra. Tất nhiên, cả hai gia đình cũng đau xót, cũng sốc nhưng cũng mong họ cảm thông với BV.

Sau vụ việc như vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến yêu cầu các bệnh viện cần xem xét, không để xảy ra với các trường hợp khác bằng cách học hỏi, làm cho chuẩn quy trình và có ý thức. Các nhân viên khác cũng xem đó là bài học để tự hoàn thiện bản thân mình.

Trước đó, năm 2012, vợ anh Phùng Thanh Sơn vào Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì sinh con. Khi được nhân viên bệnh viện giao con, vợ chồng anh đã nghi ngờ vì thấy nhầm tã lót của cháu nên có hỏi lại bác sĩ đỡ đẻ, nhưng bác sĩ khẳng định không nhầm.

Từ đó, anh chị đưa con trai về nuôi. Nhưng càng lớn, cháu Phùng Thanh H. càng không có đường nét ngoại hình nào giống bố mẹ khiến mối nghi ngờ của vợ chồng anh bắt đầu xuất hiện trở lại.

Cuối cùng, vợ chồng anh Sơn quyết định đưa con đi xét nghiệm tại Viện Khoa học hình sự - Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an). Kết quả, cháu H. không cùng huyết thống với vợ chồng anh. Anh Sơn tỏ ra rất bức xúc trong lá đơn gửi Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã chuyển đơn đến Sở Y tế Hà Nội, yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) của kíp trực tại BV Đa khoa huyện Ba Vì.

Bên cạnh đó, BVĐK Ba Vì và các đơn vị liên quan phải giải quyết dứt điểm vụ việc, các sự cố liên quan, tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Xót xa chuyện bệnh viện trao nhầm con ở Ba Vì: Con không giống bố nên vợ chồng ly hôn

Thấy đứa con trai đầu lòng càng lớn càng không có nét giống bố, giống mẹ, hai vợ chồng chị Hương đã ly hôn, hạnh phúc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vụ trao nhầm con suốt 6 năm ở Ba Vì Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN