Bộ Y tế đề xuất cấm cung cấp rượu bia miễn phí

Sự kiện: Thời sự

Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.

Bộ Y tế đề xuất cấm cung cấp rượu bia miễn phí - 1

Theo chuyên gia, giảm quảng cáo là giảm được mức độ tiêu thụ của người uống

Ngày 25/5, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo góp ý dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, bà Trần Thị Trang, Vụ phó Pháp chế Bộ Y tế, cho biết, tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.

Cụ thể: Số nam, nữ trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua tăng từ 70% và 6% năm 2010 lên 80% và gần 12% năm 2015. Người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.

Không những thế, nhu cầu sử dụng rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia. Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.

Do đó, Dự thảo đề xuất cấm khuyến mại rượu bia trực tiếp cho người tiêu dùng; cấm dùng rượu bia làm giải thưởng cho các cuộc thi; cấm cung cấp rượu bia miễn phí.

Đồng thời, nghiêm cấm quảng cáo, giới thiệu rượu bia từ 15 độ trở lên. Loại dưới 15 độ thì cấm quảng cáo trên phương tiện giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời, kênh truyền hình, phim... có đối tượng người xem là trẻ em. Cấm quảng cáo bia trên mạng xã hội.

Nghiên cứu trên 166 quốc gia cho thấy, có 10% nước cấm trên toàn bộ phương tiện truyền thông, 50% cấm một phần. Theo chuyên gia, giảm quảng cáo là giảm được mức độ tiêu thụ của người uống.

Rượu bia là đồ uống có khả năng gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia mà tùy thuộc vào giới, tuổi, đặc điểm sinh học, mức độ, cách uống...

Tuy nhiên, dù chỉ uống dưới một lon bia 330 ml mỗi ngày vẫn có thể liên quan đến 7 loại ung thư phổ biến hiện nay là vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng... và có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác.

Bộ Y tế cũng đề xuất các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đóng góp để lập Quỹ nâng cao sức khỏe (từ quỹ phòng chống tác hại thuốc lá) nhằm có kinh phí cho các hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp rượu bia không đồng tình với đề xuất lập quỹ này; đồng thời cho rằng, sản lượng rượu bia thời gian qua giảm, đang có xu hướng chững lại chứ không tăng.

Đại diện một số công ty bia đề xuất nên bỏ phương bán bán rượu, bia theo giờ bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch, khách sạn, nhà hàng, quán bar... Không những thế, việc cấm này cũng khiến người tiêu dùng có xu hướng uống nhiều hơn hoặc thiếu trách nhiệm trước giờ cấm. Chưa kể, việc này còn thiếu tính khả thi trong hoạt động giám sát, kiểm tra, đặc biệt vào khung giờ cấm ban đêm.  

Đề xuất cấm bán bia cho người say rượu

Chủ quán không được bán bia cho người có biểu hiện say bia rượu; không bán bia cho phụ nữ có thai; người bị bệnh vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN