Bộ Văn hóa lên tiếng vụ lùm xùm sổ đỏ tòa dinh thự của "Vua Mèo"
Sau khi nhận được đơn kêu cứu của cháu nội “Vua Mèo” về việc tòa dinh thự họ Vương ở Hà Giang được cấp sổ đỏ cho đơn vị khác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vào cuộc.
Dinh thự họ Vương nằm dưới thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) có tuổi đời hơn 100 năm.
Mới đây, ông Vương Duy Bảo – cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình, nguyên phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vì tòa dinh thự vốn thuộc sở hữu của dòng họ Vương ở Sà Phìn nay lại được Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
Liên quan đến vụ việc, ngày 23/8, ông Nguyễn Thế Hùng – Cục trưởng Cục di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay, vụ việc này không chỉ Cục mà Bộ cũng đã vào cuộc để kiểm tra, rà soát.
“Chúng tôi đang đợi báo cáo từ cơ sở về để có hướng xử lý tiếp theo. Còn hiện tại chưa thể khẳng định việc cấp sổ đỏ của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Giang là đúng hay sai”, ông Hùng thông tin.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu di tích Nhà Vương do Sở TN&MT tỉnh Hà Giang cấp cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
Ông Hùng cho biết thêm, về nguyên tắc, khi Nhà nước công nhận di tích Quốc gia không đồng nghĩa với việc buộc chủ sở hữu phải quốc hữu hóa đất và tài sản trên đất.
Hiện tại, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên đã lên làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Hà Giang. Phía Bộ VHTT&DL sẽ kiểm tra các vấn đề liên quan tới di tích, di sản. Riêng về phần cấp sổ đỏ, UBND tỉnh Hà Giang chịu trách nhiệm kiểm tra, đề xuất phương án giải quyết.
Trước đó, trong văn bản ngày 24/7/2018 do ông Hoàng Văn Nhu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang ký và đóng dấu khẳng định: “Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng văn hóa và thông tin huyện Đồng Văn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật”.
Văn bản nêu rõ, dựa vào quyết định số 937/QĐ/BT năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật khu Nhà Vương (xã Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang). Căn cứ khoản 1, Điều 98 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt”.
Khoản 1 Điều 54 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh”.
Sở TN&MT tỉnh Hà Giang khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận này là đúng với quy định của pháp luật.
Ông Vương Duy Bảo cho rằng, tòa dinh thự họ Vương đã có hơn 100 năm, thuộc sở hữu của con cháu dòng họ Vương và khi được công nhận di sản văn hóa, họ Vương không quốc hữu hóa tài sản này.
Ngoài ra, ông Bảo nhận thấy, văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang có nhiều điều vô lý.
Cụ thể, trong văn bản nêu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi rõ: chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, tại giấy chứng nhận số BB120672 cấp cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn chỉ có thửa số và tờ bản đồ.
Di tích Nhà Vương có ba ngôi nhà chính và nhiều cây lâu năm nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hề ghi. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi diện tích sử dụng.
Với tài buôn bán cùng khả năng cai quản cả vùng cao nguyên đá Đồng Văn rộng lớn, người ta phong cho ông danh xưng “Vua...