Bộ trưởng Thể mong Hậu Giang thí điểm Chủ tịch tỉnh đi làm bằng xe máy
Theo “Tư lệnh” ngành giao thông nếu tỉnh Hậu Giang xung phong thì "chúng ta có thể chọn làm thí điểm việc lãnh đạo, cán bộ đi xe máy, xe đạp và xe bus".
Tại phiên chất vấn ngày 15/8, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) nêu: Để tiết kiệm ngân sách, ách tắc giao thông, đặc biệt để thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp, các ngành, có thông tin và dư luận cho rằng nên thực hiện theo mô hình chủ tịch tỉnh đi xe máy, giám đốc sở, ngành đi xe đạp, bộ trưởng đi xe buýt.
Bà Thủy đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, có nên thực hiện theo mô hình này không? Nếu thực hiện có giảm ách tắc giao thông không? Giải pháp nào để thực hiện khi hạ tầng giao thông không đồng bộ và rất yếu kém như hiện nay?
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
“Hoan nghênh” sáng kiến của đại biểu Thuỷ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho đây là đề xuất để nghiên cứu. Theo “Tư lệnh” ngành giao thông “nếu tỉnh Hậu Giang xung phong thì chúng ta có thể chọn làm thí điểm việc lãnh đạo, cán bộ đi xe máy, xe đạp và xe bus.
“Nếu mô hình ở Hậu Giang tốt thì nghiên cứu nhân rộng chứ không thể nào áp dụng đại trà ngay được”, Bộ trưởng Thể cho hay.
Ba nguyên tắc làm cao tốc Bắc – Nam
Trước đó, cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) đề cập đến cao tốc Bắc - Nam, và đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết quan điểm chính thức của Chính phủ trước những vấn đề dư luận đặt ra đối với dự án này.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam dựa trên 3 nguyên tắc: Thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng tiến độ đề ra; công khai, minh bạch theo quy định; và cần sự quan tâm đặc biệt, phải đảm bảo an ninh quốc phòng
Về tiến độ các dự án thuộc tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, ông Thể khẳng định đây là tuyến quan trọng nhất đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vừa qua Chính phủ đã bổ sung nguồn vốn hơn 2.000 tỉ đồng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng đã bỏ vào hơn 3.000 tỉ đồng. Hiện cần khoảng hơn 6.000 tỉ đồng từ các tổ chức tín dụng. Vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các tổ chức tín dụng để có thể sớm bố trí được vốn cho dự án.
Ông Thể cho hay, nếu huy động đủ vốn thì đến cuối năm 2020 tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được thông tuyến.
Đại biểu Quách Thế Tản đã hỏi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khi nào đường sắt Cát Linh - Hà Đông được sử dụng khai...