Bộ trưởng Tài chính nói về việc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K xin thôi tự chủ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc cho phép một số bệnh viện thôi không tự chủ toàn phần, chuyển sang tự chủ một phần (tự chủ chi thường xuyên) là hợp lý. Khi các đơn vị có nguồn thu ổn định thì sẽ tự chủ chi đầu tư nữa, chất lượng dịch vụ sẽ tăng lên, phục vụ tốt hơn.
Sáng 5/11, tham gia trả lời trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 thay thế Nghị định 16, trong đó xác định tự chủ một phần hoặc toàn diện.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (ảnh: Như Ý).
Sáng 5/11, tham gia trả lời trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60 thay thế Nghị định 16, trong đó xác định tự chủ một phần hoặc toàn diện.
Theo Bộ trưởng Tài Chính, việc xây dựng tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp nhằm hoàn thiện danh mục tự chủ, xác định nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn khác để các đơn vị này được tự chủ, chủ động trong hoạt động. Tuy nhiên, gần đây, một số đơn vị khi thực hiện thí điểm tự chủ toàn phần gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính, liên doanh - liên kết ... Điển hình như trường hợp Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức...
"Trước đây, còn tạo điều kiện cho các nguồn thu, giờ nguồn thu khó khăn, liên kết khó khăn nên những đơn vị trên xin thôi không tự chủ toàn phần, chuyển sang tự chủ một phần - tức là họ sẽ tự chủ chi thường xuyên, còn chi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trụ sở mới thì ngân sách đảm bảo”, ông Phớc cho hay.
Nêu quan điểm cá nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói: “Việc này là hợp lý". Từ tự chủ chi thường xuyên, khi có nguồn thu ổn định, phát triển thì tự chủ toàn bộ chi đầu tư nữa, như vậy chất lượng dịch vụ sẽ tăng lên, phục vụ người dân tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (ảnh Như Ý)
Cũng trả lời về nội dung trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự công lập thời gian qua đã đạt kết quả nhất định, giúp thay đổi tư duy để hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách. Đến nay, số đơn vị tự chủ toàn phần đạt 18,7% trên 47.000 đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc tự tại các đơn vị trong lĩnh vực y tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thể chế. Nguyên nhân là hệ thống thể chế chưa đồng bộ. Quy định về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế cũng chưa hoàn thiện. Trong khi đó, ngành y tế năm qua bị ảnh hưởng rất nặng nề do dịch COVID-19.
Thời gian tới, Bộ trưởng Nội vụ cho biết sẽ tham mưu Chính phủ có hội nghị đánh giá căn cơ, sơ kết 5 năm tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. “Đây sẽ là dịp quan trọng để Thủ tướng chỉ đạo toàn diện bộ ngành quan tâm đến tự chủ. Cùng với đó, Bộ sẽ rà soát, nghiên cứu để tham mưu sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo thực hiện tốt việc tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập", bà Trà nói và cho rằng, nên cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần.
Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Tự chủ bệnh viện là vấn đề được...
Nguồn: [Link nguồn]