Bộ TN-MT phân trần về việc ghi tên thành viên vào sổ đỏ

Sự kiện: Thời sự

Lãnh đạo Bộ TN-MT khẳng định việc ghi tên vào sổ đỏ các thành viên có chung quyền sử dụng, quyền sở hữu với đất sẽ nhằm cá thể hoá quyền lợi, đảm bảo cơ sở để xử lý khi xảy ra tranh chấp.

Bộ TN-MT phân trần về việc ghi tên thành viên vào sổ đỏ - 1

Người dân làm thủ tục nhà đất ở quận Bình Thạnh (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 23-11, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã phân trần về các nội dung xung quanh Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ TN-MT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Người có quyền với đất đều bình đẳng

Vị lãnh đạo này nói rõ: "Đây là việc cá thể hóa những người có quyền lợi sử dụng đất đối với lô đất đó, chứ không phải tất cả. Sau này, chủ sở hữu mảnh đất đó sinh con hay một người khác đến ở chung thì con cái hay người đến ở chung đó cũng không có quyền bởi họ không có mặt, không tham gia tạo lập đất".

Từ đó, có thể hiểu là thông tư này "bảo vệ quyền lợi những người có quyền sử dụng đất chứ không bao gồm những thành viên trong khái niệm hộ gia đình".

Cụ thể, trong đất đền bù chẳng hạn. Việc ghi tên thành viên nào vào sổ đỏ được xác định là thành viên vào thời điểm mà người ta đền bù, cấp đất. Mục đích là phải bảo vệ quyền sử dụng đất của những người có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình đó. Trước đây, luật pháp quy định các điều này lỏng lẻo nên giờ phải cá thể hoá.

"Đặt giả thiết chúng ta không cá thể hóa như tôi nói trên mà chỉ cấp sổ đỏ cho ông A đứng tên chủ hộ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Những người tại thời điểm cấp đất được sống trong hộ khẩu, hộ gia đình thì làm sao bảo vệ được quyền lợi của họ. Do đó, thông tư là để bảo vệ quyền lợi những người có quyền sử dụng"- ông này nói.

Ông cũng nhấn mạnh những người có quyền sử dụng với mảnh đất là những người tại thời điểm giao đất, đền bù đất có tên trong hộ khẩu và những thành viên này bình đẳng với nhau.

"Thông tư này để xử lý tồn tại của một quá trình trước đây, chưa tính đến cá thể hóa. Khi đó, quá trình tranh chấp xảy ra, không thể giải quyết được. Đây là yêu cầu của Tòa án, viện Kiểm sát, các cơ quan này đề nghị ghi rõ cá thể chứ không thể để chủ thể, theo hộ"- vị lãnh đạo Bộ nói.

Ông cũng nói thêm trước kia, khi cấp đất cho hộ gia đình, nhà nước xem xét trong hộ gia đình có bao nhiêu người, căn cứ định mức cấp đất cho mỗi người để quyết định cấp bao nhiêu đất cho hộ đó. Tuy nhiên, thời trước, đất chưa có giá trị và khái niệm hộ sở hữu chung vẫn còn nên "mọi người vui vẻ để một người đứng ra đại diện".

"Nhưng dần dần, đất đai được cá thể hóa, không có khái niệm chung đó nữa. Giờ từng bước cá thể hóa. Đây là việc cần thiết phải làm trong xã hội hiện nay, để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người"- ông nói.

Có thể thoả thuận về việc ghi tên

Một vấn đề phát sinh là xác định tài sản chung cũng như quyền sử dụng chung như thế nào?

Lý giải, vị đại diện cho hay điều này phụ thuộc vào sự thoả thuận dân sự. Giả dụ, khi giao đất cho một gia đình bao gồm cha mẹ và con cái, nếu con cái đồng thuận giao toàn bộ quyền sử dụng này cho cha hoặc mẹ thì có thể chỉ ghi tên cha hoặc mẹ trong sổ đỏ. Ngược lại, nếu khi giao đất mà con cái đủ tuổi thành niên, có chung quyền sử dụng đất mà muốn ghi tên tất cả thì phải ghi tất cả. Trong trường hợp nếu sinh con cái sau thời điểm được cấp sổ đỏ thì con cái không hoàn toàn có quyền với đất.

Với câu hỏi thông tư này có khiến các thủ tục liên quan đến đất đai phức tạp hơn không, ông khẳng định: "Không hề phức tạp hơn. Nhà nước vất vả thêm nhưng những người có quyền hợp pháp được bảo vệ tốt hơn với những người đã được pháp luật thừa nhận quyền lợi. Khi có tranh chấp thì sẽ xem xét bình đẳng và khi đó toà án cũng có cơ sở xử lý".

Cũng với nguyên tắc cá thể hoá như thế này, khi xử lý các nội dung liên quan đến đất đai, có thể diễn ra quá trình chia mảnh đất chung thành các miếng nhỏ cho từng người thì sắp tới đây, chuyện này sẽ được pháp luật bảo vệ. "Nếu mình không có tên trong sổ đỏ thì lấy gì bảo vệ quyền lợi của mình"- ông đặt câu hỏi và khẳng định không thể để 1 người mang tính chất đại diện cho 1 mảnh đất chung quyền sở hữu.

Với đất đai thừa kế, ông cho biết sẽ thực hiện theo các quy định hiện có.

Ghi tên cả gia đình trong sổ đỏ: Quan chức khó giấu tài sản đứng tên người nhà!

Việc yêu cầu các thành viên đều đứng tên trong sổ đỏ góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng bởi đây cũng là một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuỳ Dương (Người lao động)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN