Bộ Tài nguyên mỗi ngày thanh tra 3 doanh nghiệp

Theo kế hoạch, trong năm 2017 Bộ TN&MT sẽ thanh tra hơn 750 doanh nghiệp ở 31 tỉnh/thành và kinh phí cho hoạt động này là hơn 43 tỉ đồng.

Từ vụ ông Nguyễn Xuân Quang mất gần 400 triệu đồng khi đi thanh tra môi trường ở Long An, theo tìm hiểu, ông cùng lúc vừa làm trưởng đoàn thanh tra hai tỉnh phía Nam, vừa làm phó đoàn kiểm tra Formosa Hà Tĩnh.

Lý do là số doanh nghiệp (DN) do Bộ TN&MT thanh tra trong năm nay lớn trong khi lực lượng thanh tra lại quá mỏng, nhiều cán bộ thanh tra phải “phân thân” như ông Quang.

Choáng với danh sách thanh tra

Theo tài liệu chúng tôi có được, năm 2017 Bộ TN&MT phải thanh tra hơn 750 DN ở 31 tỉnh/thành. Tổng kinh phí chi cho hoạt động này là hơn 43 tỉ đồng. Con số này năm 2016 là 29 tỉ đồng.

Bình quân mỗi ngày Bộ TN&MT phải thanh tra hơn ba DN. “Danh sách DN được thanh tra trong năm 2017 hầu hết có quy mô sản xuất lớn, khối lượng nước thải, chất thải phát sinh cũng rất nhiều. Do đó nếu thanh tra bài bản, có chất lượng thì với lực lượng hiện nay Bộ TN&MT khó có thể kham nổi” - một cựu lãnh đạo thanh tra môi trường cấp sở nhận định khi xem danh sách DN được thanh tra do chúng tôi cung cấp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, công tác thanh tra môi trường hằng năm của Bộ TN&MT trước đây do lực lượng thanh tra của Tổng cục Môi trường phụ trách. Từ năm 2014 đến nay, công tác thanh tra chủ yếu do Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) đảm trách. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ có 25 người. Trong đó có ba lãnh đạo cấp cục, 13 lãnh đạo cấp phòng, sáu chuyên viên và ba hợp đồng lao động. Với số người này, nếu mỗi ngày phải thanh tra trên ba DN cùng với thời gian di chuyển khắp 31 tỉnh/thành, không hiểu mỗi cuộc thanh tra kéo dài được bao lâu.

Bộ Tài nguyên mỗi ngày thanh tra 3 doanh nghiệp - 1

Thanh tra môi trường lấy mẫu nước thải của trung tâm xử lý nước thải thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: VŨ HUY

Bộ Tài nguyên mỗi ngày thanh tra 3 doanh nghiệp - 2

Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2017 của Bộ TN&MT.

Phân thân, khó đảm bảo hiệu quả

Trở lại đoàn thanh tra môi trường ở Long An do ông Nguyễn Xuân Quang làm trưởng đoàn, hôm xảy ra vụ mất trộm, đoàn chỉ còn một mình ông Quang là người của đơn vị chủ trì. Vào thời điểm này, ông Đỗ Quốc Việt, thành viên thứ hai trong đoàn là người của Tổng cục Môi trường, không có mặt ở Long An vì phải tham gia đoàn kiểm tra môi trường ở Hà Tĩnh. Như vậy, chỉ tính riêng đoàn thanh tra môi trường này, có đến hai thành viên phải “phân thân”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, nhiều vị lãnh đạo thanh tra môi trường cấp tỉnh/thành cho rằng không có quy định cấm việc này. Tuy nhiên, nếu trong đoàn chỉ có một người thuộc đơn vị chủ trì thì việc giám sát lẫn nhau sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, việc cùng lúc phải tham gia nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra như thế thì sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”. Như thế, hiệu quả thanh tra không cao mà chi phí chi cho công tác thanh tra lại tăng lên.

“Chi phí chi cho lực lượng thanh tra căn cứ vào quyết định phân công công tác. Anh tham gia 2-3 đoàn thì đương nhiên anh sẽ được hưởng 2-3 phần kinh phí. Đây là tiền do ngân sách chi trả. Do đó, việc có tên trong nhiều đoàn nhưng trên thực tế chỉ có thể tham gia một đoàn là không thể chấp nhận được” - một cựu thanh tra môi trường ở TP.HCM phân tích.

Theo nhận định của nhiều cán bộ cảnh sát môi trường, từ năm 2016 đến nay, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 155 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì có dấu hiệu “xí phần” thanh tra, kiểm tra DN.

“Theo Nghị định 155/2016, mỗi năm DN chỉ bị thanh tra một lần nhằm hạn chế tình trạng gây khó dễ cho DN. Nhưng nếu không có cơ chế điều phối, giám sát rất dễ dẫn đến tiêu cực. Vì với quyền hạn của mình, Bộ TN&MT, Sở TN&MT các tỉnh/thành có thể ban hành quyết định thanh tra cả ngàn DN/năm. Thanh tra nhiều như vậy làm sao phát hiện sai phạm?” - vị này phân tích thêm.

Chúng tôi đã cố gắng liên lạc, gửi câu hỏi đến Tổng cục Môi trường nhờ lý giải những bất hợp lý nêu trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Sau Tết mới có kết luận thanh tra

Công tác thanh tra môi trường ở nhiều tỉnh/thành trong nhiều năm do đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) thực hiện thường diễn ra vào cuối năm, thường bắt đầu từ tháng 9, tháng 10, kéo dài 45 ngày. Thường dự thảo kết luận thanh tra được công bố trước Tết, đến sau Tết âm lịch mới công bố kết luận chính thức.

Vụ Cục phó mất gần 400 triệu: Vì sao có 2 thành viên “lạ” trong đoàn thanh tra môi trường?

Hai thành viên “lạ” trong đoàn thanh tra môi trường tại Long An do Cục phó Nguyễn Xuân Quang – người khai báo mất 385 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRUNG THANH - KHANG BÁCH (Pháp luật TP.HCM)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN