Bộ Nội vụ trình Thủ tướng cho phép tuyển dụng người dưới 18 tuổi

Sự kiện: Thời sự

Bộ Nội vụ vừa bổ sung quy định về trường hợp đặc thù, cho phép tuyển dụng những người có độ tuổi thấp hơn 18 tuổi.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Dự thảo Nghị định có 5 chương với 70 điều, có nhiều nội dung mới, đáng lưu ý.

Người đứng đầu được phép tuyển dụng

Theo Dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Nội vụ cho rằng, so với quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP dự thảo Nghị định quy định lần này rõ hơn về việc các đơn vị sự nghiệp có thể bổ sung các điều kiện khác (ngoài các điều kiện quy định trong Nghị định) đối với các vị trí việc làm khi tuyển dụng, nhưng những điều kiện này không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. 

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định về trường hợp đặc thù, cho phép tuyển dụng những người có độ tuổi thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. 

Trụ sở Bộ Nội vụ. (ảnh: T.A).

Trụ sở Bộ Nội vụ. (ảnh: T.A).

Dự thảo Nghị định cũng điều chỉnh quy định về thẩm quyền tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ.

Theo đó, thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy định rõ cho người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức, thay vì giao thẩm quyền này cho cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như quy định pháp luật trước đây.

"Việc điều chỉnh quy định này nhằm tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên của đơn vị sự nghiệp trong tuyển dụng viên chức" - Bộ Nội vụ nhìn nhận.

Một điểm mới được Bộ Nội vụ chỉ ra, đó là: “Rà soát để quy định việc giảm thiểu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng”. Vì hiện nay, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3. Đồng thời, tại các cơ sở giáo dục đại học hiện quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, mà chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đó phù hợp với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tương ứng với ngạch công chức tham gia dự tuyển 1. 

Những người dưới 18 tuổi sẽ được tuyển dụng vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật? (ảnh: IT).

Những người dưới 18 tuổi sẽ được tuyển dụng vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật? (ảnh: IT).

Đối với tin học, do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học...

“Do vậy, việc quy định người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm đăng ký dự tuyển thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính”- tờ trình nêu rõ.

Không bố trí “người nhà” làm thành viên tuyển dụng

Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định quy định Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức; Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức. 

Không bố trí người nhà tham gia Hội đồng tuyển dụng viên chức (ảnh minh họa: IT).

Không bố trí người nhà tham gia Hội đồng tuyển dụng viên chức (ảnh minh họa: IT).

Đồng thời, để tăng cường hơn nữa tính minh bạch của kỳ tuyển dụng, thăng hạng viên chức, tránh tình trạng có người nhà, người thân tham gia Hội đồng, các ban giúp việc, dự thảo Nghị định bổ sung quy định không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, làm thành viên các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, thăng hạng.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định có sửa đổi thuật ngữ “Phân công nhiệm vụ” thành “Bố trí, phân công công tác” nhằm phản ánh đúng hơn nội dung được quy định trong mục này, tránh trùng lặp với thuật ngữ nhiệm vụ trong cách hiểu về vị trí việc làm. 

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung việc chuyển tiếp đối với viên chức theo đó  “Đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức theo quy định tại Luật viên chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, bảo đảm các quyền lợi, chế độ, chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng; 

Đối với viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2003 đến ngày 1/1/2012, căn cứ thời gian công tác; hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với viên chức theo quy định của Luật viên chức” để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về việc xác định công chức, viên chức.   

Đề xuất kỷ luật vụ “dự thảo quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học”

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ký quyết định thành lập 3 Hội đồng kỷ luật số 19, 20 và 21 về việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành An ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN