Bộ GTVT lên tiếng về đề xuất tăng phí tại 37 trạm BOT gây nhiều tranh cãi

Sự kiện: Thời sự

Liên quan tới việc Bộ GTVT lấy ý kiến các Bộ, Ngành, địa phương trước tình trạng sụt giảm doanh thu của hàng chục dự án BOT và đề xuất tăng phí ở 37 dự án BOT trên cả nước gây ra nhiều tranh cãi, lãnh đạo Bộ GTVT bác thông tin tăng phí tại các dự án.

Trước những thông tin tăng phí, trao đổi với PV Dân Việt, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định: “Những thông tin về việc Bộ GTVT đề xuất tăng phí các dự án BOT là không đúng, hiện nay Bộ GTVT chỉ mới đang xin ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương liên quan đến việc sụt giảm doanh thu của các dự án BOT giao thông”.

“Việc có tăng, giảm phí hay không còn phải chờ ý kiến các đơn vị trên để Bộ GTVT tổng hợp, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng giải pháp rồi mới báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định phương án xử lý phương án”, Thứ trưởng Nhật cho hay.

Bộ GTVT lên tiếng về đề xuất tăng phí tại 37 trạm BOT gây nhiều tranh cãi - 1

Bộ GTVT chưa đề xuất tăng phí các dự án BOT

Theo Thứ trưởng Nhật, việc rà soát đánh giá hoạt động tại các dự án BOT là việc làm thường xuyên để có đánh giá về sự biến động, tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng là việc phải thường xuyên đối với các hợp đồng BOT mà Bộ GTVT đã ký”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết.

Trước đó, sau khi rà soát đánh giá hoạt động tại các dự án BOT, Bộ GTVT cho rằng tình trạng các trạm BOT sụt giảm lưu lượng xe một phần xuất phát từ việc các địa phương đầu tư các dự án giao thông chạy song hành với tuyến đường BOT, đường ngang chạy qua khu vực trạm BOT dẫn tới thất thoát lưu lượng xe, hoặc tình trạng các phương tiện vận tải cố ý tránh trạm thu phí...

Bộ GTVT  đề xuất lấy ý kiến các Bộ, Ngành, địa phương 2 phương án. Phương án 1 là tăng phí BOT đúng lộ trình trong giai đoạn 2019-2021, để báo cáo Chính phủ. Bộ GTVT sẽ đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng trong năm 2019 chỉ tăng phí với các dự án BOT có sụt giảm doanh thu lớn bởi các dự án này đã chạm “điểm tới hạn nếu không tăng phí sẽ phá vỡ phương án tài chính.

Phương án 2, Bộ GTVT đề xuất 49 dự án có lộ trình tăng phí trong giai đoạn 2018-2021 phải lùi thời điểm tăng phí sang năm 2022. Với phương án này, bộ cho biết sẽ có 9 dự án BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, Nhà nước phải bố trí khoảng 3.000 tỉ đồng để hỗ trợ 9 dự án nhằm tránh bị đổ bể.

Được biết, Bộ GTVT đang nghiêng về phương án 1 vì có nhiều ưu điểm, không phải bố trí ngân sách nhà nước cứu các dự án BOT. Đồng thời, việc tăng phí đường bộ tại các trạm cơ bản không ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải. Đối với các mức phí xe loại 4 và loại 5 (các loại xe ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải) sau khi tăng vẫn thấp hơn so với mức phí trước khi giảm phí theo Nghị quyết 35/NQ-CP.

Bộ Giao thông đề xuất tăng phí 49 dự án BOT

Theo hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư, mỗi kỳ 3 năm nhà đầu tư được tăng phí 1 lần. Tuy nhiên, lộ trình này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thế Anh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN