Bộ Công Thương rà soát toàn bộ việc cấp phép kinh doanh xăng dầu

Sự kiện: Thời sự

Sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương đang kiểm tra hiện trạng, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu.

Bộ Công Thương đang thực hiện tổng rà soát, kiểm tra lại hiện trạng và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối của các thương nhân đầu mối xăng dầu.

Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối báo cáo đầy đủ hiện trạng, việc duy trì, đáp ứng các điều kiện làm thương nhân đầu mối theo quy định.

Đơn cử như các thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ, số giấy phép, số giấy đăng ký kinh doanh, các điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, khả năng tiếp nhận tàu chở xăng dầu, các kho tiếp nhận xăng dầu, số lượng kho sở hữu, kho thuê, thời gian thuê…

Tổng kho xăng dầu của Công ty TNHH TM và DV Tổng hợp Hòa Khánh. Ảnh: Hoakhanh.vn

Tổng kho xăng dầu của Công ty TNHH TM và DV Tổng hợp Hòa Khánh. Ảnh: Hoakhanh.vn

Cùng đó, các thương nhân đầu mối cũng phải báo cáo đầy đủ, chính xác về thông tin hệ thống phân phối xăng dầu của mình, địa chỉ từng cửa hàng, đại lý bán lẻ, thương nhận nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, số giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện…

Không riêng gì các thương nhân đầu mối, Bộ Công Thương cũng thực hiện kiểm tra, rà soát hiện trạng và điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện của các thương nhân phân phối xăng dầu.

Đối với những thông tin này, Bộ Công Thương yêu cầu phải báo cáo về Bộ trước ngày 30-1.

Trước đó, vào đầu tháng 1, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Kết luận thanh tra cho thấy tại thời điểm thanh tra, cả nước có 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, 2 thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu, 341 thương nhân phân phối xăng dầu, 18 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, 312 đại lý, 17.449 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Từ ngày 1-1-2017 đến ngày 30-6-2022, Bộ Công Thương đã cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối.

Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối trong thời gian hoạt động kinh doanh xăng dầu không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc duy trì điều kiện về kho, bể chứa, hệ thống phân phối xăng dầu... để xử lý theo quy định.

Theo cơ quan thanh tra, khi nguồn cung khan hiếm, không đủ xăng dầu dự trữ để bán ra thị trường, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, bình ổn thị trường

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN