Bộ Công an lý giải vì sao cần thu thập thông tin về nhóm máu, số điện thoại cá nhân
Dự thảo Luật Căn cước quy định 26 nhóm thông tin cần thu thập của công dân, trong đó có họ tên khai sinh, nơi thường trú, nhóm máu, số điện thoại di động…
Theo Bộ Công an, việc thu thập thông tin cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về ANTT, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06….
Nhóm thông tin của công dân bắt buộc phải thu thập gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh…Các nhóm thông tin này nhằm tạo lập số định danh cá nhân, phân biệt người này với người khác, phục vụ công tác quản lý dân cư.
Nhóm thông tin còn lại gồm: Nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… là những thông tin cần thiết phải có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số của Đề án số 06.
Công dân có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và được bảo đảm quyền lợi khi sử dụng các tiện ích, giá trị do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại.
Khá nhiều thông tin cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân hiện hành
Về sự cần thiết của việc thu thập, cập nhật các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an cho rằng, với nhóm thông tin về hộ tịch và thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại…cần có để phục vụ việc xác định về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân…
Với thông tin về nhóm máu để phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế…
Với thông tin về số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử để bảo đảm sự liên lạc giữa cơ quan nhà nước với người dân (giải quyết thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách, cung cấp tin tức phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đột xuất, phức tạp về quốc phòng, an ninh…); để thực hiện xác thực khi tạo lập, sử dụng căn cước điện tử hoặc thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước…
Hiện nay chỉ có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất của nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, được quản lý, giám sát bởi đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin, an ninh mạng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước, được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Việc truy xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, thuận lợi nhưng vẫn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin. Nếu không lưu trữ các thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà sử dụng phương thức truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì sẽ dẫn đến các khó khăn như:
Không bảo đảm hiệu quả về kinh tế, khi nhà nước phải tốn nhiều chi phí để đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu khác.
Không bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất trong việc thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin của người dân; có tình trạng thông tin của 1 người dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là khác nhau, không thống nhất.
Do vậy, chỉ có thông qua việc đồng bộ, chuẩn hóa khi thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới có cơ sở để kiểm tra, xác minh, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu của người dân.
Mã số thuế cá nhân là phương tiện cần thiết để kê khai thu nhập và quản lý thuế của mỗi cá nhân nộp thuế. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một mã số thuế riêng, chỉ cấp...
Nguồn: [Link nguồn]