Bluezone phát hiện 82 người là F1, F2 ngoài danh sách của bệnh nhân COVID-19

Nếu không có ứng dụng Bluezone, 82 người này đã không được biết đến là F1, F2 của các ca nhiễm COVID-19 để có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời.

Ứng dụng Bluezone là công cụ quan trọng trong “cuộc chiến” chống lại dịch COVID-19.

Ứng dụng Bluezone là công cụ quan trọng trong “cuộc chiến” chống lại dịch COVID-19.

Chiều 14/8, bà Lê Thu Hiền - Chánh Văn phòng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ứng dụng Bluezone vừa chứng tỏ hiệu quả của mình khi giúp các ngành chức năng phát hiện nhiều trường hợp là F1, F2 của các ca nhiễm COVID-19.

Cụ thể, từ tập 17 ca nhiễm, ca nghi nghiễm có cài ứng dụng Bluezone ở Đà Nẵng và Hà Nội, cơ quan chức năng vừa truy vết được 82 trường hợp F1 và F2 nằm ngoài danh sách đã biết theo cách truy vết truyền thống.

“Ngay lập tức, các trung tâm kiểm soát bệnh tật liên quan đã điều tra dịch tễ bổ sung với các trường hợp này”, bà Hiền thông tin.

Từ kết quả trên, bà Hiền đánh giá, ứng dụng Bluezone đã giúp giúp cơ quan y tế truy vết rất nhanh những người tiếp xúc với các ca nhiễm, nghi nhiễm. Từ đó phát hiện sớm những trường hợp tiếp xúc gần mà chưa được biết đến hoặc không có biểu hiện bệnh.

“Bluezone cũng giúp hạn chế những người cần phải đi cách ly, thay vì phải cách ly hàng nghìn người khi phát hiện một ca nhiễm bệnh. Hiệu quả sẽ càng cao khi Bluezone càng được nhiều người cài đặt lên điện thoại thông minh”, Chánh Văn phòng Cục Tin học hóa đánh giá thêm.

Nói thêm về ứng dụng Bluezone, ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa khẳng định, ứng dụng này không sử dụng bất cứ thông tin cá nhân nào của người dùng ngoài mục đích bảo vệ họ và gia đình họ trước dịch bệnh COVID-19.

Theo ông Anh, Bluezone không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi người dùng cài đặt Bluezone trên iPhone hay điện thoại Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google. Tuy nhiên Bluezone không sử dụng tới quyền đó.

“Dữ liệu lịch sử được thu thập và lưu trong khoảng thời gian do cơ quan y tế quy định, hiện tại có thể lưu trữ trong nhiều năm (cho đến khi có vắc-xin). Ước tính dữ liệu lịch sử trong vòng 1 năm đối với một người bình thường sẽ có dung lượng lưu trên máy chỉ khoảng 2,5MB”, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết và nhấn mạnh Bluezone chỉ sử dụng quyền “truy cập tệp” để ghi lịch sử tiếp xúc vào bộ nhớ của thiết bị.

“Mỗi người dùng điện thoại thông minh hãy cài Bluezone và đề nghị, hướng dẫn những người tiếp xúc gần với mình cũng cài Bluezone. Hành động như vậy là góp phần bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng”, thông điệp liên tục được nhắc tới trong những ngày qua.

Bluezone là ứng dụng do Cục Tin học hóa (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) phát triển dưới sự hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ứng dụng Bluezone ra đời nhằm cảnh báo sớm cho người dân trong trường hợp đã từng tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Với cơ quan y tế, Bluezone giúp tìm ra chính xác những trường hợp có nguy cơ lây bệnh để từ đó có biện pháp cách ly và điều trị.

Tính tới 11h trưa 14/8 , đã có hơn 16 triệu lượt tải Bluezone. Theo Cục Tin học hóa, ứng dụng quản lý tiếp xúc sử dụng công nghệ BLE sẽ hoạt động hiệu quả khi có từ 60% dân số trong độ tuổi đi làm sử dụng.

Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này cho Android hoặc iOS. Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh nhân COVID-19 nhớ nhầm, 1 chủ quán ăn bị cách ly oan

Được xác định là F1 nên chủ quán ăn tại Quảng Trị được đưa đi cách ly tập trung, nhưng khi vào khu cách ly, bà chợt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN