Biến thể hiện đại nhất của tàu ngầm Kilo
Tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga đáp ứng đầy đủ những nhu cầu quốc tế về tàu ngầm thông thường
Varshavyanka - biến thể cải tiến của tàu ngầm Kilo 636
Vừa qua Nga tiếp tục khởi đóng tàu ngầm lớp Varshavyanka thứ ba có tên Stary Oskol tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg. Sau khi hoàn thành, tàu ngầm này sẽ ra nhập Hạm đội Biển Đen của Nga trong năm 2016.
Sáu tàu ngầm lớp Varshavyanka đã được đặt hàng chủ yếu làm nhiệm vụ chống tàu nổi và tàu ngầm ở những vùng biển nông. Tàu ngầm đầu tiên là Novorossiisk được khởi đóng trong tháng 8/2010 và lên kế hoạch cung cấp cho Hải quân Nga vào năm tới (2013). Tàu ngầm tiếp sau đó, tàu Rostov-on-Don đã được hạ thủy trong tháng 10/2011 tại nhà máy Admirality.
Cả hai tàu ngầm lớp Varshavyanka đầu tiên này theo dự kiến sẽ đưa vào phục vụ trong Hạm đội Biển Đen lần lượt vào năm 2014 và 2016.
Ban đầu, Hải quân Nga muốn tàu ngầm lớp Lada Project 677 là tàu ngầm thông thường chính để trang bị cho các hạm đội của họ. Nhưng trải qua 8 năm thử nghiệm, Hải quân Nga đã quyết định chuyển sang lựa chọn một biến thể cải tiến Project 636 Kilo và quay lại hiện đại hóa 17 tàu ngầm diesel-điện lớp Project 877 Kilo được biên chế từ những năm 1990 trong hạm đội của họ. Nhưng không muốn dự án Lada bị "chết yểu", Nga đã cho ra một biến thể xuất khẩu của lớp tàu này là tàu ngầm Amur-1650, hiện đang được đề xuất cho Ấn Độ trong dự án tàu ngầm 75i.
Tàu ngầm lớp Kilo của Hạm đội Biển Đen ở căn cứ Kronstadt
Phù hợp nhất cho tác chiến ven biển
Tàu ngầm Project 636.3 do Cục thiết kế Công nghệ Hải quân Rubin thiết kế. Không giống như tàu ngầm Lada, Project 636.3 có thể không sử dụng động cơ đẩy khí độc lập (AIP). Các nhà thiết kế của Rubin đã không đưa AIP vào tàu ngầm lớp Varshavyanka – giống như tàu ngầm lớp Kilo họ đã thành công, Varshavyanka sẽ được trang bị động cơ diesel-điện.
Việc chứng minh hiệu quả của động cơ AIP là một trong những ưu điểm chính cho thị trường của các tàu ngầm Pháp và Đức trong những năm gần đây bởi động cơ này có nhiều ưu điểm.
Không giống như động cơ đẩy hạt nhân không thể được tắt theo ý muốn, tàu ngầm sử dụng động cơ AIP và diesel-điện tạo ra tiếng ồn âm thanh thấp hơn và do đó, phù hợp nhất cho tác chiến duyên hải, nơi mà sự hiện diện của các tàu ngầm này có thể khó bị phát hiện hơn dù đáy biển nông.
Nga trước đây là một nước tiên phong trong thiết kế động cơ AIP nhưng trong thập kỷ qua, các quốc gia phương Tây đã vượt lên trong lĩnh vực này. Nga hy vọng sẽ có được động cơ AIP hiệu quả trong vòng 3 năm tới. Ngoài ra, họ cũng đang phát triển một động cơ đẩy mới cho tàu ngầm cho phép tăng khả năng lặn dưới nước lâu hơn 1,4 lần. Một khi động cơ này thành công, các kỹ sư thiết kế của Rubin hy vọng Project 636.3 về lý thuyết có thể được nâng cấp để sử dụng công nghệ này.
Tuy nhiên, theo ông Andrew Dyachkov, Giám đốc Rubin, rất có khả năng là pin điện tử tốt hơn sử dụng công nghệ lithium-ion sẽ cho thời gian chạy lâu hơn, rủi ro tai nạn thấp hơn và giá thành cũng thấp hơn.
Thiết kế độ họa bên trong tàu ngầm Kilo
Mặc dù không có động cơ AIP, nhưng biến thể cải tiến của tàu ngầm Kilo là tàu ngầm lớp Varshavyanka đã được chứng minh hiệu quả, tàu có tính năng tàng hình dựa trên lựa chọn ưu điểm công nghệ thiết kế ở tàu ngầm Kilo và Lada.
Thân tàu ngầm Varshavyanka được thiết kế để hấp thụ sóng âm phát ra bởi các sonar chủ động của đối phương, do đó làm giảm đáng kể xác suất bị các tàu chiến mặt nước, máy bay chống ngầm hoặc tàu ngầm đối phương phát hiện. Những tấm ốp anechoic ở vỏ tàu giúp giảm cường độ âm thanh phát ra từ bên trong tàu ngầm, thêm khả năng “tắt” động cơ diesel-điện khi ngập nước, vì thế làm giảm mạnh phạm vi có thể bị phát hiện bởi các sonar bị động.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka được vận hành bởi 52 thủy thủ, đạt tốc độ di chuyển dưới mặt nước 20 hải lý/giờ, tầm hoạt động 400 hải lý (khi sử dụng động cơ đẩy điện) với khả năng tuần tra tới 45 ngày.
Tàu được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa mặt nước – đối – không. Tàu ngầm Kilo cải tiến được trang bị với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm (tàu mang 18 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn). Ngoài ra cũng có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-27 Club-S. Để tự phòng thủ, tàu được trang bị biến thể tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Strela-3M hoặc Igla-1.
Tàu ngầm lớp Kilo của Nga đã thực sự thành công trên cả hai thị trường trong nước và quốc tế. Bốn tàu ngầm như vậy đã được hoàn thành từ năm 1982. 17 tàu đang hoạt động trong Hải quân Nga, 12 tàu trong Hải quân Trung Quốc và 10 tàu trong Hải quân Ấn Độ. Các nước khác bao gồm Algeria (4 tàu), Iran (3 tàu), Romania và Ba Lan mỗi nước 1 tàu.
Nhà máy đóng tàu Admirality hiện đang đóng 6 tàu Project 636M cho Việt Nam, theo kế hoạch tàu đầu tiên sẽ được hạ thủy vào ngày 28/8 tới và sẽ bàn giao ngay trong cuối năm nay sau khi trải qua thử nghiệm trên biển.