Biển Đông khả năng sắp có bão hoặc áp thấp nhiệt đới
Bão hoặc áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ hình thành, gây mưa cho các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ trong những ngày tới.
Bão hoặc áp thấp nhiệt đới sắp hình thành trên Biển Đông. Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (11/7), ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục duy trì nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Nhiệt độ lúc 13h phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C như: Hưng Yên 37.6 độ C, Con Cuông (Nghệ An) 38.5 độ C, Hương Khê (Hà Tĩnh) 37.6 độ C, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 37.9 độ C, Đông Hà (Quảng Trị) 37.8 độ C…
Cơ quan khí tượng dự báo, từ nay đến khoảng ngày 14/7, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất khoảng 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.
Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.
Từ khoảng ngày 15/7, nắng nóng ở các khu vực trên giảm dần, chiều tối và đêm khả năng có mưa rào và dông vài nơi.
Đặc biệt, cơ quan khí tượng nhận định, trong giai đoạn 1 tháng tiếp theo (từ ngày 11/7-10/8), bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có xu thế hoạt động mạnh hơn và có thể gây thời tiết xấu (mưa dông, lốc xoáy, sóng lớn) trên khu vực Biển Đông.
Dự báo có khoảng 2-3 cơn ATNĐ/bão hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8, trong đó khoảng ngày 15-20/7 có khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành ATNĐ/bão trên Biển Đông.
Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trong khoảng ngày 18-25/7.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt ở khu vực miền Trung.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khả năng hình thành ATNĐ/bão trên Biển Đông, do vậy đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân.
Trên tính toán cập nhật và các giải pháp, đại diện Bộ Công thương cho rằng từ nay đến cuối năm 2023, cơ bản sẽ không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên...
Nguồn: [Link nguồn]