Bị rắn “nữ hoàng bóng đêm” cắn, bé gái tử vong

Sự kiện: Tin nóng

Ngày 6/4, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin về trường hợp bị rắn cắn và không thể qua khỏi do bệnh tình quá nặng.

Theo lời kể của gia đình, ngày 29/3, khi đang chơi ngoài sân, bé gái tên T. (15 tháng tuổi, quê Tiền Giang) bất ngờ bị rắn cắn. Người nhà phát hiện đắp lá thuốc cho bé nhưng máu vẫn chảy không ngừng nên gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện tỉnh Tiền Giang. Tại đây bé được truyền huyết tương tươi đông lạnh và 4 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục tre. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm nên bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết các bác sĩ nhận định vết cắn trên tay bệnh nhi này rất khác thường, không phải do rắn lục tre cắn.

Rắn hoa cổ đỏ được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”

Rắn hoa cổ đỏ được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”

Sau khi khai khác bệnh sử, các bác sĩ đưa hình một loài rắn cho gia đình nhận dạng và xác định được đó là rắn hoa cỏ cổ đỏ. Tại khoa Hồi sức tích cực, bé được truyền rất nhiều máu và các chế phẩm khác, gần như thay toàn bộ máu.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy và những đồng nghiệp các nước trong khu vực nhưng loài này chưa có huyết thanh kháng nọc độc.

Khi tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu hơn, bé gái được đặt nội khí quản, thở máy. Tuy nhiên, bé tử vong trong bệnh cảnh suy hô hấp, nghi ngờ xuất huyết não sau 2 ngày nhập viện.

Bác sĩ Phương cho biết rắn hoa cổ đỏ còn được gọi là rắn hổ lửa, rắn học trò. Rắn này có thân màu xanh đen (xanh ô lưu), hoặc màu xám đen, màu tại phần đầu sẫm hơn các phần còn lại, cổ rắn có màu đỏ, màu vàng nhạt đến đỏ nâu… nhìn rất đẹp. Với những đặc điểm về hình dáng bên ngoài như vậy nên rắn hoa cổ đỏ được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”.

Điều đặc biệt là loài rắn này không tự sản xuất chất độc. Chúng hấp thụ các độc tố từ thức ăn thành nọc độc.

Theo bác sỹ Phương, nọc độc của loài rắn này nằm ở răng trong cùng, khi chúng há họng cắn sâu vào con mồi, lượng nọc độc đưa vào cơ thể nhiều nhất.

Nạn nhân khi bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là rối loạn đông máu. Thông thường, nọc độc của loài này không gây tử vong nhanh như rắn lục đuôi đỏ, chàm quạp hay cạp nong, cạp nia. Bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn xuất huyết, chảy máu đa cơ quan, xuất huyết dạ dày, tiêu hóa, đường tiết niệu và tử vong trong bệnh cảnh suy hô hấp rất nặng.

Khi phát hiện bị loài rắn này cắn, nạn nhân cần rửa sạch vết thương và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu.

Hoại tử vì đắp lá thuốc khi bị rắn cắn, thiếu niên phải cắt cánh tay phải

Mặc dù bị rắn cắn nhưng nam thiếu niên không đến bệnh viện chữa trị mà đắp lá thuốc của thầy lang khiến tay phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN