Bị phạt nguội nhiều lần có bị cộng dồn thời gian tước giấy phép lái xe?
Nghị định 168 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề có thời hạn về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Người dân bị phạt nguội khi nào?
Theo quy định tại Thông tư 73/2024 của Bộ Công an, có hiệu lực từ 1/1/2025, đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm thì trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền sẽ xác định thông tin phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua cơ quan đăng ký xe, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Tùy trường hợp, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Nghị định 168/2024/NĐ–CP (Nghị định 168) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đã quy định về cụ thể về trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép.
Theo đó, trình tự, thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cá nhân có nhiều hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ không bị cộng dồn thời hạn tước giấy phép lái xe mà chỉ áp dụng mức tối đa của khung thời hạn. Ảnh minh họa
Dẫn chiếu với quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP, trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất.
Đối với trường hợp vi phạm nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.
Như vậy, trường hợp cá nhân có nhiều hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ không bị cộng dồn thời hạn tước giấy phép lái xe mà chỉ áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất.
Ngoài ra, theo Nghị định 168, thời gian bị tước giấy phép lái xe tối đa do vi phạm luật giao thông là 22-24 tháng. Đây đều là những lỗi nghiêm trọng nhất trong hệ thống vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông như nồng độ cồn, ma túy, đua xe, lạng lách đánh võng.
Xe bị phạt nguội có được đăng kiểm không?
Theo quy định tại Nghị định 168, trường hợp xe bị phạt nguội mà chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm hoặc chưa chấp hành quyết định xử phạt thì CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe.
Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe tra cứu dữ liệu của xe vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Nếu có thông tin về xe bị phạt nguội, người vi phạm thì chưa được giải quyết việc đăng kiểm.
Sau khi xe bị phạt nguội, người vi phạm đã giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, CSGT sẽ phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm, đăng ký xe để thực hiện việc đăng kiểm.
Theo Nghị định 168/2024, cảnh sát giao thông sẽ phạt người điều khiển từ 400.000 đến 600.000 đồng nếu xe máy không có còi, đèn tín hiệu, gương chiếu...
Nguồn: [Link nguồn]
-06/02/2025 06:33 AM (GMT+7)