Bị phạt 35 triệu, tước GPLX 23 tháng vì vi phạm nồng độ cồn khi lái xe trên cao tốc

Lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe L.K.T. về hành vi vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối vối lái xe T. Ảnh: Đức Thuận

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối vối lái xe T. Ảnh: Đức Thuận

Sáng 2/1/2020, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với 1 lái xe về hành vi vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cụ thể vào khoảng 21h30 tối 1/1/2020, tổ công tác thuộc Đội 3 làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát  tại Km 188+300 trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình. Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác đã dừng xe ô tô BSK 29C-45XX để kiểm tra nồng độ cồn.

Tuy nhiên, sau đó, lái xe L.K.T. không hợp tác. Tổ công tác thuộc Đội 3 đã rất vất vả để buộc lái xe T. kiểm tra nồng theo quy định.

Kết quả cho thấy, trong hơi thở lái xe T. có nồng độ cồn là 0,719 miligam/1 lít khí thở, vượt mức cao nhất trong khung xử phạt về vi phạm nồng độ cồn. Sau đó, lực lượng chức năng đã xử phạt lái xe T. 35.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 23 tháng.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở) sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Trước đó Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng.

Mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn
Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế nói gì về việc sau ăn trái cây hơi thở có nồng độ cồn?

Trước những lo lắng của người dân về việc sử dụng một số loại trái cây như sầu riêng, nho... khiến hơi thở có nồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
An toàn giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN