Bí mật về tấm bia khắc nổi hình vua được công nhận là bảo vật quốc gia

Sự kiện: 24h vạn dặm

Tấm bia quý bằng đá xanh, chạm khắc nổi chân dung một vị hoàng đế đang ngồi trên ngai rồng. Theo thời gian, bia bị vỡ thành nhiều mảnh, vứt trong khuôn viên chùa, dân làng tìm kiếm, xong ghép lại bằng xi măng và cử người trông coi

Chùa Giàu ở xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) nằm giữa cánh đồng. Chùa có tên chữ là Khánh Long Tự nhưng nhân dân quen gọi là chùa Giàu với ước vọng mong cho quê hương được giàu có. Nơi đây đang gìn giữ một tấm bia quý bằng đá xanh nguyên khối.

Chùa Giàu ở xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) nằm giữa cánh đồng. Chùa có tên chữ là Khánh Long Tự nhưng nhân dân quen gọi là chùa Giàu với ước vọng mong cho quê hương được giàu có. Nơi đây đang gìn giữ một tấm bia quý bằng đá xanh nguyên khối.

Đây là tấm bia duy nhất được phát hiện trên đất Hà Nam có giá trị nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa thời Trần. Hiện nay, tấm bia được bảo quản trong nhà lầu. Ông Nguyễn Văn Hải, người trông coi chùa cho biết, cách đây hơn 10 năm, ông cùng nhà sư và nhân dân tìm kiếm những mảnh vỡ được vứt trong khuôn viên chùa, sau đó ghép lại bằng xi măng. Hằng ngày, gia đình ông đến quét dọn, trông coi chùa và tấm bia. Bia có niên đại năm Bính Ngọ (1366) và mới được công nhận là bảo vật quốc gia đầu năm nay (2023).

Đây là tấm bia duy nhất được phát hiện trên đất Hà Nam có giá trị nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa thời Trần. Hiện nay, tấm bia được bảo quản trong nhà lầu. Ông Nguyễn Văn Hải, người trông coi chùa cho biết, cách đây hơn 10 năm, ông cùng nhà sư và nhân dân tìm kiếm những mảnh vỡ được vứt trong khuôn viên chùa, sau đó ghép lại bằng xi măng. Hằng ngày, gia đình ông đến quét dọn, trông coi chùa và tấm bia. Bia có niên đại năm Bính Ngọ (1366) và mới được công nhận là bảo vật quốc gia đầu năm nay (2023).

Theo ông Hải, các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tấm bia thời Trần duy nhất có chạm khắc nổi chân dung một vị hoàng đế thời Trần. Bức chân dung có tư thế và trang phục vua, có đài sen và hào quang của Phật là phù hợp với chân dung vua Trần Nhân Tông.

Theo ông Hải, các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tấm bia thời Trần duy nhất có chạm khắc nổi chân dung một vị hoàng đế thời Trần. Bức chân dung có tư thế và trang phục vua, có đài sen và hào quang của Phật là phù hợp với chân dung vua Trần Nhân Tông.

Tấm bia bằng đá xanh nguyên khối, cao 95cm, rộng 58cm, dày 12cm. Mặt trước bia có phần trán cao 13cm chạm một đôi rồng chầu vào bốn chữ viết thảo thành hai hàng dọc và hai hàng ngang (mỗi hàng hai chữ) là Đại Phúc Thông Minh (tôn quý có phúc lớn, sáng sủa, minh bạch).

Tấm bia bằng đá xanh nguyên khối, cao 95cm, rộng 58cm, dày 12cm. Mặt trước bia có phần trán cao 13cm chạm một đôi rồng chầu vào bốn chữ viết thảo thành hai hàng dọc và hai hàng ngang (mỗi hàng hai chữ) là Đại Phúc Thông Minh (tôn quý có phúc lớn, sáng sủa, minh bạch).

Thân bia chạm khắc nổi theo dạng bức phù điêu chân dung một vị hoàng đế đang ngồi trên ngai rồng, tư thế ngồi chính diện, có vòng hào quang trên đầu, tay ngai chạm đầu rồng. Ngai rồng đặt trên tòa đài sen, các cánh sen uốn cong đối xứng.

Thân bia chạm khắc nổi theo dạng bức phù điêu chân dung một vị hoàng đế đang ngồi trên ngai rồng, tư thế ngồi chính diện, có vòng hào quang trên đầu, tay ngai chạm đầu rồng. Ngai rồng đặt trên tòa đài sen, các cánh sen uốn cong đối xứng.

Ở mặt trước, trán bia hình vòng cung được chia thành 3 ô. Ô chính giữa tạo thành hình vuông, chạm nổi 4 chữ Hán ý nói đến Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hai ô bên chạm khắc 2 hình rồng đối xứng, trong tư thế đầu rồng ngẩng cao, chầu vào ô chính giữa.

Ở mặt trước, trán bia hình vòng cung được chia thành 3 ô. Ô chính giữa tạo thành hình vuông, chạm nổi 4 chữ Hán ý nói đến Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hai ô bên chạm khắc 2 hình rồng đối xứng, trong tư thế đầu rồng ngẩng cao, chầu vào ô chính giữa.

Bí mật về tấm bia khắc nổi hình vua được công nhận là bảo vật quốc gia - 7

Các hình chạm khắc trên bia cũng cho thấy nhiều nét mỹ thuật điển hình cho nửa sau đời Trần như hình rồng có dáng mập mạp, có tai và sừng chạc.

Các hình chạm khắc trên bia cũng cho thấy nhiều nét mỹ thuật điển hình cho nửa sau đời Trần như hình rồng có dáng mập mạp, có tai và sừng chạc.

Bí mật về tấm bia khắc nổi hình vua được công nhận là bảo vật quốc gia - 9

Mặt sau khắc chữ Hán thể hiện nội dung bia, toàn bộ nội dung văn bia nói đến việc xây dựng chùa. Theo đó, có một nhà sư hiệu "Viên tích đại sa môn" đã mất tại đó vào năm Hưng Long thứ 13 (năm 1305) đời vua Trần Nhân Tông. Nhà sư họ Ngô, hiệu "Ngộ Không cư sĩ" đã quyết định an táng nhà sư "Viên tích đại sa môn" và dựng nhà tại đây. Phần còn lại ghi chép họ và tên người cúng tiến ruộng ao cho chùa.

Mặt sau khắc chữ Hán thể hiện nội dung bia, toàn bộ nội dung văn bia nói đến việc xây dựng chùa. Theo đó, có một nhà sư hiệu "Viên tích đại sa môn" đã mất tại đó vào năm Hưng Long thứ 13 (năm 1305) đời vua Trần Nhân Tông. Nhà sư họ Ngô, hiệu "Ngộ Không cư sĩ" đã quyết định an táng nhà sư "Viên tích đại sa môn" và dựng nhà tại đây. Phần còn lại ghi chép họ và tên người cúng tiến ruộng ao cho chùa.

Ông Hải cho biết, các nhà nghiên cứu về đây đều thống nhất đây là hình ảnh vua Trần Nhân Tông - nhằm lưu lại sự kiện vua Trần Nhân Tông đã từng ngự giá về đây. Đây cũng là hình ảnh vua Việt Nam sớm nhất hiện nay được biết đến, là hình mẫu cho việc tạo tác các tượng vua và Ngọc Hoàng về sau này.

Ông Hải cho biết, các nhà nghiên cứu về đây đều thống nhất đây là hình ảnh vua Trần Nhân Tông - nhằm lưu lại sự kiện vua Trần Nhân Tông đã từng ngự giá về đây. Đây cũng là hình ảnh vua Việt Nam sớm nhất hiện nay được biết đến, là hình mẫu cho việc tạo tác các tượng vua và Ngọc Hoàng về sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Quang ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN