Bệnh nhân thứ 8 tử vong trong vụ chạy thận ở Hòa Bình
Bệnh nhân nặng nhất trong vụ tai biến khi chạy thận là Nguyễn Thị Bích Nguyên (45 tuổi) đã tử vong vào sáng nay. Nâng tổng số bệnh nhân tử vong trong khi chạy thận tại Hòa Bình lên con số 8 người.
Bệnh nhân bị tai biến trong lúc chạy thận ở Hòa Bình
Trao đổi với PV vào sáng nay (4/6), ông Trương Quý Dương- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết, mặc dù các đội ngũ y bác sỹ đã tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng bệnh nhân thứ 8 là Nguyễn Thị Bích Nguyên (46 tuổi, trú tại Tiểu khu 12, Thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình) đã tử vong lúc 2h40 phút cùng ngày.
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang mổ pháp y. Vì vậy, gia đình chưa thể đưa thi thể bệnh nhân về nhà an táng.
Bệnh nhân Nguyên là người bị tổn thương nặng nhất trong đó bệnh nhân vụ tai biến. Theo xác định, bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, tổn thương các cơ, rối loạn đông máu, nhiễm độc, tình trạng suy gan nặng nề hơn, kèm theo xuất huyết tiêu hoá. Từ ngày 29/5 đến ngày 2/6, bệnh nhân đã có 3 lần ngừng tim, 6 tạng chính của cơ thể đều bị suy nặng đó là tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, đông máu và thần kinh trung ương.
Theo y văn thế giới bệnh nhân suy 6 tạng tỷ lệ tử vong gần như 100%. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã nỗ lực cấp cứu, nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: “Trên thế giới, lọc thận nhân tạo có khá nhiều biến chứng xảy ra, nhưng chỉ xảy ra đơn lẻ do các sự cố, thỉnh thoảng xảy ra với một số bệnh nhân chứ không trầm trọng thế này”.
Bác sĩ Dũng cho biết, trong 45 năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên có biến chứng hy hữu như ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
Theo bác sĩ Dũng, quy trình chạy thận, lọc máu rất phức tạp qua vài chục công đoạn. Trong quá trình lọc theo dõi trong 3-4 tiếng với nhiều việc phải làm, chỉ cần một sai sót nhỏ là bệnh nhân có thể biến chứng tắc mạch và tử vong.
Trước đó, ngày 29/5, trong khi chạy thận theo chu trình tại BV Đa khoa Hòa Bình, 18 bệnh nhân đã có biểu hiện sốc phản vệ. Dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng đến nay 7 bệnh nhân đã tử vong.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã cử các chuyên gia lên Hòa Bình hỗ trợ công tác cấp cứu. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã khẳng định, đây là tai biến lớn nhất trong y khoa tại Việt Nam và đây không thể khẳng định là thực hiện đúng quy trình. Bởi nếu làm đúng quy trình thì không thể xảy ra sự cố.
Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã khởi tố vụ án để điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc.
Sau sự cố tai biến khi chạy thận khiến 7 người tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, công an đã làm việc với công ty bảo...