Bệnh nhân COVID-19 xuất hiện tại 306/312 phường, xã, thị trấn ở TP.HCM

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết, từ 26/4 đến hết ngày 4/7, thành phố có 6.470 ca bệnh được ghi nhận tại 306/312 phường, xã, thị trấn.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 03:10 23/11/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Dịch bệnh bùng phát mạnh ở khu vực có môi trường tiếp xúc gần tại TP.HCM.

Dịch bệnh bùng phát mạnh ở khu vực có môi trường tiếp xúc gần tại TP.HCM.

Ngày 5/7, báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Chính phủ tổ chức họp với Bộ Y tế và TP.HCM về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 26/4 đến hết ngày 4/7, TP.HCM có 6.470 ca bệnh được ghi nhận tại 306/312 phường xã thị trấn. Trong đó 52% số ca bệnh phát hiện trong các khu cách ly, 25% trong các khu phong tỏa, 12% qua sàng lọc tại bệnh viện, 23% phát hiện tại cộng đồng.

Từ 6 giờ ngày 4/7 đến 6 giờ ngày 5/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ghi nhận 711 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 169 trường hợp tầm soát trong bệnh viện, 12 trường hợp tầm soát trong cộng đồng.

TP.HCM đang trải qua 2 đợt dịch từ ngày 26/5 đến 14/6 với sự bùng phát của chuỗi dịch truyền giáo Phục hưng và từ 15/6 đến nay với nhiều chuỗi dịch trong cộng đồng. Từ ngày 15/6 đến 4/7, số ca bệnh chiếm 79% tổng số ca của 2 đợt dịch.

Theo lãnh đạo ngành y tế thành phố, qua khám sàng lọc tại bệnh viện, xét nghiệm giám sát tại cộng đồng, thành phố phát hiện các trường hợp mắc bệnh xuất hiện hầu hết ở các khu vực: cộng đồng dân cư, khu công nghiệp, doanh nghiệp, công ty văn phòng, các chợ đầu mối - truyền thống - tự phát, tại các cơ sở y tế... Điều này cho thấy mầm bệnh đã len lỏi, lây lan trong cộng đồng. Trong đó tập trung lây lan và bộc phát mạnh ở khu vực có môi trường thuận lợi, tiếp xúc gần gũi như khu công nghiệp, nhà trọ, chợ, người lao động vùng ven…

Trong đó, quận - huyện có số ca bệnh tăng >40 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: quận 1, quận 3, quận 7, quận 8, quận 9, Bình Chánh, Bình Tân, Hóc môn; các quận - huyện có số ca bệnh tăng từ 20-40 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua gồm: quận 5, 10, 11, Nhà Bè, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức; các quận - huyện có ca bệnh tăng dưới 20 ca/100.000 dân gồm: quận 6, 12, Bình Thạnh, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Phú Nhuận.

Sở Y tế thành phố nhận định, trước xu hướng số bệnh trong cộng đồng tăng hàng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, tác nhân gây bệnh đã có ở khắp thành phố và số ca bệnh trong vùng phong tỏa ngày càng tăng nhanh.

Vì vậy, ngành Y tế TP.HCM cho rằng, để kiểm soát dịch bệnh cần có những biện pháp quyết liệt:

Thứ nhất, giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh (chủng Delta) qua việc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị số 10, cân bằng lợi ích về kinh tế, tuy nhiên cần cân nhắc giữa thực hiện giãn cách và sự phát triển kinh tế.

Thứ hai, loại bỏ (làm giảm) nguồn lấy nhiễm trong cộng đồng, trong đó, những khu vực đang phong tỏa phải thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn cách ly tế vùng có dịch COVID-19, đảm bảo cách ly tuyệt đối trong khu vực phong tỏa và giữa khu vực phong tỏa với các khu vực xung quanh, qua đó kiểm soát chặt chẽ sự lây lan dịch bên trong cũng như bên ngoài khu vực phong tỏa. Chính quyền địa phương phối hợp y tế đánh giá tình hình dịch tễ, nếu nhận định có nguy cơ cao, tiếp tục lây lan trong cộng đồng thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa trên diện rộng để kiểm soát dịch.

Tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng để tìm nguồn lây. Điều tra dịch tễ, truy vết nhanh các trường hợp F0, chuyển cách ly tập trung F1 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên và mẫu đơn RT-PCR.

Tại các ổ dịch trên địa bàn: thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đồng thời thực hiện xét nghiệm mẫu gộp ở phạm vi tổ dân phổ, mở rộng khu phố, toàn bộ công ty. Thực hiện xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng có sự cân đối số lượng xét nghiệm để phù hợp với tổng công suất xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, đảm bảo việc trả kết quả nhanh, chính xác và tránh tồn đọng mẫu trong ngày.

Lặp lại xét nghiệm để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng. Trong đó, tại khu vực phong tỏa, triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 1-3 ngày/lần; Khu vực có nguy cơ cao: triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 5 - 7 ngày/lần.

Thứ ba, làm giảm yếu tố nguy cơ để dịch bệnh phát tán nhanh qua việc tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, các chợ, khu nhà trọ; Tăng cường phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để hạn chế số lượng bệnh nhân nhằm tránh quá tải hệ thống bệnh viện.

Nguồn: [Link nguồn]

TP.HCM: Đám đông chen lấn nhau để lấy giấy đăng ký xét nghiệm COVID-19 ở chợ Bình Điền

Giữa lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cả trăm người chen lấn nhau để xin mẫu giấy đăng ký xét nghiệm COVID-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN