Bến xe lớn và hiện đại bậc nhất ở Việt Nam trước giờ đi vào hoạt động
Bến xe Miền Đông mới (quận 9, TP.HCM) hoạt động từ ngày 10/10, phục vụ các tuyến cự ly 1.100 km trở lên, từ Quảng Trị trở ra phía Bắc.
Vừa qua, Sở GTVT TP.HCM có thông báo tới các đơn vị liên quan về việc đưa Bến xe miền Đông mới (quận 9) đi vào hoạt động giai đoạn 1.
Theo đó, từ 0h ngày 10/10, các tuyến cố định đi từ Bến xe Miền Đông hiện hữu đến các bến xe từ tỉnh Quảng Trị trở ra đến các tỉnh phía Bắc sẽ hoạt động và thực hiện giờ xuất bến tại Bến xe Miền Đông mới.
Hiện, Sở Giao thông Vận tải đang phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn doanh nghiệp vận tải ở bến xe hiện hữu làm hồ sơ, thủ tục di dời. Giai đoạn đầu ba tuyến xe buýt 55, 76 và 67 kết nối với bến xe mới trung chuyển, tạo thuận lợi cho khách đi. Các bên cũng lên phương án vận chuyển hàng hoá, hành lý cho khách...
Thời gian đầu, những tuyến xe thuộc diện di dời vẫn được đậu ở bến xe hiện hữu đón trả khách, trước khi đến Bến xe Miền Đông mới hoàn tất thủ tục xuất bến. Việc này không quá ba tháng kể từ ngày 10/10, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận tải, thói quen đi lại của người dân.
Hiện tại, Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (Samco) làm chủ đầu tư Bến xe Miền Đông mới đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng để đưa bến xe đi vào hoạt động ngày 10/10.
Khu vực lối đi thang cuốn trong Bến xe Miền Đông mới.
Khu vực quầy vé. Bến xe Miền Đông mới khởi công tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Đây là bến xe lớn và hiện đại nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm.
Khu vực ghế ngồi cho hành khách.
Các hàng ghế ngồi cũng được bố trí cách xa nhau.
Không gian thoáng bên trong Bến xe Miền Đông mới. Dự án Bến xe Miền Đông mới là một quần thể phức hợp, bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích. Bến xe gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Lối đi dành cho người khuyết tật ở Bến xe Miền Đông mới
Hiện tại máy tra cứu thông tin tại Bến xe Miền Đông mới cũng đã được lắp đặt chờ đi vào hoạt động.
Khu vực nhà vệ sinh ở Bến xe Miền Đông mới cũng đã hoàn thành
Lối đi xuống tầng hầm giữ xe của Bến xe Miền Đông mới. Ghi nhận khu vực bên ngoài nhà ga trung tâm đang được tạo cảnh quan, trồng cỏ,... Bên trong nhà ga, công nhân vẫn đang hoàn thiện, sắp xếp khu vực ghế ngồi. Các tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe đã hoàn thiện việc sơn vạch kẻ...
Xe đi và đến bến xe mới lưu thông trên Quốc lộ 1 sẽ qua cầu Đồng Nai và ngược lại. Trường hợp đi cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây theo hành trình: đường Hoàng Hữu Nam - đường D400 - quốc lộ 1 - điểm quay đầu trước Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố - quốc lộ 1 - xa lộ Hà Nội - đường D1 Khu công nghệ cao - đường D2 Khu Công nghệ cao - cầu Phú Hữu - đường Võ Chí Công - vòng xoay Phú Hữu - cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và ngược lại.
Mặt tiền của bến xe Miền Đông mới nằm bên Quốc lộ 1 và tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên. Bến xe Miền Đông khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giảm tải kẹt xe khu vực bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh), kết nối giao thông cửa ngõ phía Đông của TP.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau hơn 2 năm thi công, các hạng mục như nhà ga trung tâm, nơi đón trả khách, khu vực đậu xe chờ tài gia đoạn 1 của bến...