Bên trong đấu trường mãnh thú cổ xưa, chỉ còn ở Việt Nam

Sự kiện: Tin nóng

Hổ Quyền - trường đấu dành cho voi và hổ hình thành dưới triều nhà Nguyễn, được ví là “Colosseum của phương Đông”. Di tích lịch sử độc đáo xứ Huế này được xem là trường đấu mãnh thú cổ xưa duy nhất còn tồn tại trong thế giới hiện đại.

VIDEO: Khám phá đấu trường voi-hổ cổ xưa còn lại duy nhất trong thế giới hiện đại (thực hiện Ngọc Văn)

Theo nhiều tài liệu và thông tin báo chí, Hổ Quyền dù không thể sánh bằng đấu trường La Mã nổi tiếng “Colosseum” của Italia, nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Di tích Hổ Quyền hiện trong giai đoạn hoàn thiện trùng tu.

Theo nhiều tài liệu và thông tin báo chí, Hổ Quyền dù không thể sánh bằng đấu trường La Mã nổi tiếng “Colosseum” của Italia, nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Di tích Hổ Quyền hiện trong giai đoạn hoàn thiện trùng tu.

Còn đây là hình ảnh di tích Hổ Quyền vào thời điểm chưa được tôn tạo, tu bổ. Ảnh: Điền Quang.

Còn đây là hình ảnh di tích Hổ Quyền vào thời điểm chưa được tôn tạo, tu bổ. Ảnh: Điền Quang.

Đây là một đấu trường độc đáo, mà có thể không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Đây là một đấu trường độc đáo, mà có thể không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Đấu trường cổ xưa này cách trung tâm Huế chừng 5km, đi theo đường Bùi Thị Xuân ngược lên phía thượng nguồn sông Hương. Công trình thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Năm 1998, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT.

Đấu trường cổ xưa này cách trung tâm Huế chừng 5km, đi theo đường Bùi Thị Xuân ngược lên phía thượng nguồn sông Hương. Công trình thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Năm 1998, Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT.

Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ, nhằm tế thần trong ngày hội, đề cao tinh thần chiến đấu, thượng võ và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân. Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền giữa voi và hổ được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.

Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ, nhằm tế thần trong ngày hội, đề cao tinh thần chiến đấu, thượng võ và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân. Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền giữa voi và hổ được tổ chức vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.

Các "chiến tượng" được đưa vào đấu trường để chuẩn bị quyết đấu sinh tử với các mãnh hổ (ảnh tư liệu internet).

Các "chiến tượng" được đưa vào đấu trường để chuẩn bị quyết đấu sinh tử với các mãnh hổ (ảnh tư liệu internet).

Theo sử liệu, Hổ Quyền xây dựng vào năm 1830 (đời Minh Mạng thứ 11). Nhà vua chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nay là phường Thủy Biều (Huế) để xây dựng đấu trường danh tiếng này.

Theo sử liệu, Hổ Quyền xây dựng vào năm 1830 (đời Minh Mạng thứ 11). Nhà vua chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nay là phường Thủy Biều (Huế) để xây dựng đấu trường danh tiếng này.

 Về mặt kiến trúc, Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn.

 Về mặt kiến trúc, Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn.

Vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. 

Vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. 

Sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.

Sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.

Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng Đông Nam đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m.

Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng Đông Nam đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m.

Bên trong đấu trường mãnh thú cổ xưa, chỉ còn ở Việt Nam - 12

Đối diện với khán đài dành cho nhà vua là 5 chuồng nhốt hổ.

Bên trong đấu trường mãnh thú cổ xưa, chỉ còn ở Việt Nam - 13

Bên trong các chuồng nhốt hổ.

Bên trong các chuồng nhốt hổ.

Ngoài thành có một cửa cao “8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc” có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh.

Ngoài thành có một cửa cao “8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc” có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh.

Trên bờ thành gần cổng vào dành cho voi có ghi hai chữ "Hổ Quyền". Voi được đưa vào sân đấu bằng lối cửa đối diện với 5 chuồng cọp.

Trên bờ thành gần cổng vào dành cho voi có ghi hai chữ "Hổ Quyền". Voi được đưa vào sân đấu bằng lối cửa đối diện với 5 chuồng cọp.

Chiếc cầu nhỏ hình vòm uốn lượn bắc phía trên lối vào của voi đấu.

Chiếc cầu nhỏ hình vòm uốn lượn bắc phía trên lối vào của voi đấu.

Hệ thống thoát nước mặt từ khán đài bên trên ra bờ thành.

Hệ thống thoát nước mặt từ khán đài bên trên ra bờ thành.

Hai lối dẫn lên khán đài làm bằng các bậc gạch, đá. Một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho quan chức và binh lính.

Hai lối dẫn lên khán đài làm bằng các bậc gạch, đá. Một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho quan chức và binh lính.

Theo các nhà nghiên cứu, Hổ Quyền có giá trị văn hóa rất cao, được coi là công trình độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trừ đấu trường La Mã cổ đại, khó tìm được một đấu trường nào khác độc đáo hơn thế. Tuy nhiên, di tích này trong một thời gian dài trước đó chưa thực sự thu hút du khách.

Theo các nhà nghiên cứu, Hổ Quyền có giá trị văn hóa rất cao, được coi là công trình độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trừ đấu trường La Mã cổ đại, khó tìm được một đấu trường nào khác độc đáo hơn thế. Tuy nhiên, di tích này trong một thời gian dài trước đó chưa thực sự thu hút du khách.

Hiện nay, sau rất nhiều năm trong tình trạng hoang phế, “đấu trường Colosseum” phiên bản xứ Huế độc đáo này từng bước được trùng tu, sắp hoàn thiện tôn tạo và mở cửa đón khách trở lại.

Hiện nay, sau rất nhiều năm trong tình trạng hoang phế, “đấu trường Colosseum” phiên bản xứ Huế độc đáo này từng bước được trùng tu, sắp hoàn thiện tôn tạo và mở cửa đón khách trở lại.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ đã có thông báo kết luận, yêu cầu các đơn vị liên quan và UBND TP Huế sớm điều chỉnh quy hoạch khu vực Thủy Biều kết hợp khai thác di tích Hổ Quyền - Voi Ré, để di tích này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo đối với du khách trong nước và quốc tế.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ đã có thông báo kết luận, yêu cầu các đơn vị liên quan và UBND TP Huế sớm điều chỉnh quy hoạch khu vực Thủy Biều kết hợp khai thác di tích Hổ Quyền - Voi Ré, để di tích này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo đối với du khách trong nước và quốc tế.

Mô tả về một trận đấu sinh tử giữa hai mãnh thú voi - hổ dưới thời Thành Thái, theo bài Hổ Quyền trong cuốn "Quần thể di tích Huế", tác giả Phan Thuận An, Nhà xuất bản Trẻ 2007, trang 293-299, đề cập: Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vua Thành Thái khen: "Con này can đảm lắm". Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngôi biệt thự Pháp cổ xưa ở Huế trước nguy cơ... bị xóa sổ

Hiếm có vùng đất nào ở khu vực miền Trung tồn tại hàng trăm ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp như ở Cố đô Huế. Những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN