Bé trai hơn 2 tuổi chấn thương sọ não do ngã cầu thang

Cháu Bùi Th.T. (31 tháng, Thái Nguyên) bị ngã từ ban công xuống đất. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán bé T. bị chấn thương sọ não.

Theo hồ sơ bệnh án, sau khi ngã từ ban công xuống đất (độ cao khoảng 5m), cháu T bị hôn mê. Gia đình đưa cháu T. đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng, phẫu thuật vùng trán lấy máu tụ và dẫn lưu.

Sau phẫu thuật, bé T. được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.Các bác sĩ khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho trẻ thở máy, điều trị chống phù não, ổn định về hô hấp, tuần hoàn và truyền máu cho bé T. Hiện cháu T. vẫn đang được điều trị tích cực và theo dõi thêm.

Bé trai hơn 2 tuổi chấn thương sọ não do ngã cầu thang - 1

Bé T. đang điều trị tích cực tại bệnh viện. (Ảnh: BS cung cấp)

Ths.Bs Phạm Hồng Sơn, Phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại cảnh báo, té ngã là một tại nạn rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều tai nạn do bé đi nền trơn trượt chân ngã, trượt ngã cầu thang, ngã từ ban công, cửa sổ… gây những chấn thương như trật khớp, gãy xương, chấn thương ngực, chấn thương bụng, chấn thương sọ não hoặc chấn thương nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp trẻ bị ngã, cần nghĩ tới chấn thương sọ não và đưa trẻ đến viện ngay nếu trẻ có các biểu hiện đau đầu hoặc kích thích, quấy khóc nhiều, nôn nhiều, li bì, hôn mê hoặc trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê.

Theo các bác sĩ, chấn thương sọ não ở trẻ em thường do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60% trường hợp), thường gặp nhất là té cầu thang, té giường, té võng hay do người lớn bồng ẵm tuột tay. Các lý do tiếp theo là té xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu. Chấn thương sọ não thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1 – 6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.

Nếu chấn thương nhẹ, bé hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì lạ thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng cần theo dõi chặt chẽ mỗi hai giờ một lần trong suốt 24 giờ đầu tiên.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo luôn cần được giám sát kỹ, để tránh các sơ suất đáng tiếc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN