"Báu vật" nặng 9 tấn nằm giữa lòng hồ ở Nam Định

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, chùa Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) còn lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa lòng hồ trước chính điện.

Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định) là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp Quốc gia của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng

Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định) là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp Quốc gia của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng

Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tôn (thế kỷ XII) trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ (36.000m2), cảnh quan sơn thủy hữu tình, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ XII, hương quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tôn (thế kỷ XII) trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ (36.000m2), cảnh quan sơn thủy hữu tình, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ XII, hương quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa Cổ Lễ ngoài kiến trúc mái vòm độc đáo, kiên cố… nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện.

Chùa Cổ Lễ ngoài kiến trúc mái vòm độc đáo, kiên cố… nơi đây còn lưu giữ 1 quả chuông nặng 9 tấn, nằm giữa hồ trước chính điện.

Bà Trần Thị Lan, 74 tuổi, người Cổ Lễ cho biết, khi tôi lớn lên đã thấy quả chuông nằm giữa hồ trong chùa. Nghe các cụ kể lại, khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.

Bà Trần Thị Lan, 74 tuổi, người Cổ Lễ cho biết, khi tôi lớn lên đã thấy quả chuông nằm giữa hồ trong chùa. Nghe các cụ kể lại, khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.

Trụ trì chùa Cổ Lễ, thầy Thích Tâm Vượng cho biết, đây là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Trụ trì chùa Cổ Lễ, thầy Thích Tâm Vượng cho biết, đây là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Quả chuông tại chùa Cổ Lễ có tên gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Quả chuông nặng 9 tấn cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm.

Quả chuông tại chùa Cổ Lễ có tên gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Quả chuông nặng 9 tấn cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm.

Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Nhân dân, các phật tử trong vùng đã góp tiền để đúc quả chuông.

Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Nhân dân, các phật tử trong vùng đã góp tiền để đúc quả chuông.

“Theo các cụ kể lại, khi nấu đồng đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vàng hòa tan trong đó”, thầy Vượng cho hay.

“Theo các cụ kể lại, khi nấu đồng đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vàng hòa tan trong đó”, thầy Vượng cho hay.

Năm 2005, các phật tử đã công đức số tiền gần 400 triệu đồng để đúc mới một quả chuông khác nặng 9 tấn, treo ở gác chuông trong chùa Cổ Lễ.

Năm 2005, các phật tử đã công đức số tiền gần 400 triệu đồng để đúc mới một quả chuông khác nặng 9 tấn, treo ở gác chuông trong chùa Cổ Lễ.

"Tương truyền rằng, khi xây chùa, các nhà sư không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính", thầy Vượng cho biết.

"Tương truyền rằng, khi xây chùa, các nhà sư không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính", thầy Vượng cho biết.

Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung, đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật.

Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung, đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do 9 tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là 9 tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ánh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN