Bầu Kiên không tin bị Hòa Phát của bầu Long tố cáo

Sáng 3/13, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) trình bày: “Tôi với anh Long và Dương là bạn bè nhiều năm, không có ý thức việc ai lừa ai. Trong suốt quá trình điều tra, trong các phần cung, tôi không tin Hoà Phát tố cáo tôi và tôi cũng không bao giờ tố cáo Hoà Phát”.

Bầu Kiên không tin bị Hòa Phát của bầu Long tố cáo - 1

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tại phiên tòa sáng 3/12 - Ảnh chụp qua màn hình

Ngày 3/12, TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), và 5 đồng phạm về tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong sáng 3/12, Toà tiếp tục thẩm vấn về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo buộc, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) sở hữu gần 30 triệu cổ phần của Công ty CP Thép Hòa Phát (Thép Hòa Phát). Tháng 5/2010, ACBI thế chấp hơn 22,4 triệu cổ phần này cho ACB để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu 800 tỉ đồng.

Tháng 4/2012, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (được giới thể thao gọi là bầu Long) và ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, đề nghị bán lại 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát (tương ứng 264 tỉ đồng) nhằm tăng sở hữu vốn của tập đoàn này tại các công ty thành viên, Nguyễn Đức Kiên đã đồng ý.

Tiếp đó, ACBI đề nghị cho giải chấp 20 triệu cổ phần của Thép Hòa Phát đang thế chấp tại Ngân hàng ACB song không được đồng ý. Dù vậy, Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo nhân viên soạn quyết định của HĐQT để ông ký, thể hiện việc đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát. Sau đó, Công ty Thép Hoà Phát đã chuyển 264 tỉ đồng mà chưa nhận được cổ phần nên đã có đơn gửi cơ quan Cánh sát điều tra đề ghị làm rõ.

Sáng nay, khi được hỏi, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn giữ nguyên khẳng định như trong phiên sơ thẩm: “Tôi với anh Long và Dương (ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát - PV) là bạn bè nhiều năm, không có ý thức việc ai lừa ai. Trong suốt quá trình điều tra, trong các phần cung, tôi không tin Hoà Phát tố cáo tôi và tôi cũng không bao giờ tố cáo Hoà Phát”.

Bầu Kiên không tin bị Hòa Phát của bầu Long tố cáo - 2

Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) trình bày tại tòa rằng không tin bị Hòa Phát tố cáo - Ảnh chụp qua màn hình

Theo Nguyễn Đức Kiên, ngày 21/5/2012, sau khi ký kết hợp đồng, tập đoàn Hoà Phát và các công ty con của mình đã sở hữu thành công 20 triệu cổ phần của ACBI. Vì cổ phần của công ty này là bút toán ghi sổ, thuộc thực quyền của anh Dương.

Bị cáo Kiên nói với thẩm quyền của mình, ông Dương và ông Hà (ông Mai Văn Hà, Phó Giám đốc tại thời điểm ký mua bán cổ phần (hiện là Giám đốc Thép Hoà Phát - PV) đã thực hiện việc sang tên cổ phần này cho thép Hoà Phát vì công ty đã gửi thông báo cho Sở KH-ĐT Sở Hải Dương về chuyển những cổ phần; trong báo cáo tài chính của Hoà Phát đã sở hữu cổ phiếu nâng từ 85% - 95%. Do đó, không có chuyện Thép Hoà Phát chưa nhận được cổ phần.

“Sau khi tôi bị bắt, trả lời của Hòa Phát cho rằng do cổ đông nước ngoài gây áp lực nên đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ. Tôi rất muốn làm việc với anh Long 5 phút để thỏa thuận bằng nguyên tắc dân sự, không cần thiết phải hình sự hóa một hoạt động kinh tế bình thường” - Nguyễn Đức Kiên trình bày.

Mặt khác, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng Công ty ACBI không khắc phục hậu quả, vì không gây ra hậu quả. Thép Hòa Phát không thiệt hại bất kỳ khoản nào.  “Tôi và Hòa Phát cho rằng đây là tai nạn, số thiệt hại nếu có thì không đáng kể ”- bị cáo Kiên nói.

Trả lời câu hỏi: “Ông Trần Đình Long có biết việc bị cáo sử dụng số cổ phần này làm tài sản đảm bảo không?”, bị cáo Kiên cho biết: “Tôi và anh Long không nói đến việc có hay không có việc đảm bảo. Nhưng tôi nghĩ anh Long đương nhiên phải biết và tôi không hỏi anh Long việc này”.

Bầu Kiên không tin bị Hòa Phát của bầu Long tố cáo - 3

Ông Trần Đình Long (bầu Long) xác nhận có việc gửi đơn đề nghị CSĐT làm rõ - Ảnh chụp qua màn hình

HĐXX tiếp tục hỏi Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng của Công ty ACBI: Nếu với tình trạng cổ phần này đang được đảm bảo cho một khoản khác thì ACBI có được quyền bán không?

Bị án Yến trình bày: “Theo quan điểm của tôi tại thời điểm soạn biên bản họp HĐQT. Tại thời điểm đó, tôi nghĩ rằng tài sản đang làm nghĩa vụ đảm bảo vẫn là tài sản sở hữu của công ty và có quyền bán. Nhưng là thủ tục hành chính thì phải làm để được bán”.

Ông Trần Tuấn Dương cho rằng không hề hay biết số cổ phần do bị cáo Nguyễn Đức Kiên đang là tài sản thế chấp. Chỉ đến khi cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thông báo mới biết.

Ngay sau đó, Hòa Phát có công văn yêu cầu Công ty TNHH Chứng khoán ACB (Công ty ACBS) trả lời về tình trạng số cổ phần của Thép Hòa Phát. ACBS khẳng định số cổ phần đang là tài sản thế chấp, nếu mua bán, chuyển nhượng là sai phạm.

Ông Trần Đình Long xác nhận: "Tôi thấy sự việc rắc rối nên chỉ đạo tàm dừng đăng ký quyền sở hữu và có đơn gửi cơ quan CSĐT đề nghị làm rõ".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)
Xét xử vụ án "bầu Kiên" Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN