Bát ngọc của vua Tự Đức được mua với giá gần 21 tỷ đồng

Sự kiện: 24h vạn dặm

Tại Paris, nhà đấu giá Gazette Drouot đã đấu giá thành công chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức với giá gần 21 tỷ đồng.

Bát ngọc của vua Tự Đức được mua với giá gần 21 tỷ đồng - 1

Phiên đấu giá "Bộ sưu tập của Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam - Mỹ thuật châu Á" đã diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 17/6.

Trên trang web, nhà đấu giá Gazette Drouot cho biết, chiếc bát ngọc có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm, với phần miệng bằng vàng. Bát làm bằng ngọc bích, phần thân khắc nổi hai con rồng đang bay lượn trên mây tìm ngọc thiêng. Phía ngoài của đáy bát có dấu chữ triện "Tự Đức niên tạo".

Cận cảnh chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức

Cận cảnh chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức

Bên cạnh đó, nhà đấu giá còn dành những lời khen ngợi cho bộ sưu tập cổ vật của hoàng hậu Nam Phương như "Bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương-hoàng hậu cuối cùng của An Nam đã được chờ đợi từ lâu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồ vật bằng ngọc bích đã khơi dậy lòng thèm muốn, và các đồ vật bằng ngọc lam đã thu được thành công lớn".

Mức giá khởi điểm của chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức có giá 30.000-50.000 Euro (735 triệu-1,2 tỷ đồng). Tại phiên đấu giá, qua nhiều lần trả giá, một nhà sưu tầm đã mua chiếc bát ngọc này với giá 845.00 Euro (gần 21 tỷ đồng).

Đáy bát có dấu chữ triện "Tự Đức niên tạo"

Đáy bát có dấu chữ triện "Tự Đức niên tạo"

Nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đức Anh Sơn cho rằng, cổ vật thời Nguyễn, bất kỳ chất liệu gì, dạo này được giới sưu tầm trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm và mua bán với giá cao kinh hoàng. Đây là tín hiệu vui cho những nhà sưu tầm đang sở hữu cổ vật thời Nguyễn.

Trước đó, năm 2021, cổ vật là một mũ quan triều Nguyễn đã được một tập đoàn kinh tế trong nước mua và tặng cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập đoàn này đã trả giá cao gấp 1.000 lần mức giá khởi điểm, tại phiên đấu giá chính thức của Balclis - nhà đấu giá hàng đầu Tây Ban Nha với hơn 20 tỷ đồng.

Cũng tại phiên đấu giá này, doanh nghiệp này còn mua một bộ áo dài Nhật Bình, một cổ phục của cung đình Huế, với một mức giá cũng được gọi là “trên trời”, khoảng 930 triệu đồng.

Dấu triện được khắc sắc nét

Dấu triện được khắc sắc nét

Năm 2017, chiếc đồng hồ Rolex Reference 6062 từng thuộc về vua Bảo Đại (1913-1997), được bán hơn 5,06 triệu USD (khoảng 115,1 tỷ đồng) tại phiên đấu ở Thụy Sĩ, xác lập kỷ lục là chiếc Rolex đắt nhất thế giới thời điểm đó.

Năm 2015, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh (1855-1906) có giá khoảng 45.000 euro, kể cả thuế (1,5 tỷ đồng thời giá bấy giờ), được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đấu giá thành công tại Pháp để đưa về nước, trưng bày ở Hoàng cung Huế.

Nguồn: [Link nguồn]

Vào điện Long An, chiêm ngưỡng ”tuyệt phẩm” Long bào triều Nguyễn

Những ngày Tết Canh Tý 2020 này, khi đến tham quan khu Di sản Huế, du khách, giới nghiên cứu và công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng “tuyệt phẩm” trang phục Cung đình nhà Nguyễn,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Thủy ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN