Bảo tàng quân sự 2.500 tỷ đồng sắp hoàn thiện

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Hà Nội - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng đang hoàn tất các hạng mục trước khi đưa vào sử dụng giai đoạn 1 vào cuối tháng 6.

Bảo tàng quân sự 2.500 tỷ đồng sắp hoàn thiện - 1

Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8 m, gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm. Máy bay, xe tăng và nhiều loại khí tài lớn thu được từ các cuộc kháng chiến, gắn bó với nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng sẽ được trưng bày ở hai khu vực bên cạnh quảng trường, tổng diện tích hơn 20.000 m2.

Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8 m, gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm. Máy bay, xe tăng và nhiều loại khí tài lớn thu được từ các cuộc kháng chiến, gắn bó với nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng sẽ được trưng bày ở hai khu vực bên cạnh quảng trường, tổng diện tích hơn 20.000 m2.

Tòa nhà chính sẽ được bố trí thành nhiều khu vực trưng bày với các chủ đề theo không gian và tiến trình lịch sử.

Tòa nhà chính sẽ được bố trí thành nhiều khu vực trưng bày với các chủ đề theo không gian và tiến trình lịch sử.

Tầng 1 gồm 6 chủ đề từ thời cổ sử, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay. Tầng 2 trưng bày 8 chuyên đề; 7 bộ sưu tập vũ khí, trang bị quân sự và hiện vật khác. Tầng 3 gồm các hiện vật từ 12 chuyên ngành quân sự như Không quân, Hải quân, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học... Tầng 4 là nhà đa năng, không gian trải nghiệm, khu vực ăn uống.

Bảo tàng quân sự 2.500 tỷ đồng sắp hoàn thiện - 4

Tầng dưới cùng của nhà chính dùng làm kho lưu trữ và khu hành chính kỹ thuật, khu vực làm việc của cán bộ bảo tàng. Tầng này cũng được thi công một kho lưu trữ rộng 10.000 m2 với các tiêu chuẩn bảo quản hiện đại.

Tầng dưới cùng của nhà chính dùng làm kho lưu trữ và khu hành chính kỹ thuật, khu vực làm việc của cán bộ bảo tàng. Tầng này cũng được thi công một kho lưu trữ rộng 10.000 m2 với các tiêu chuẩn bảo quản hiện đại.

Một trong những hiện vật được đưa đến bảo tàng sớm nhất là máy bay chiến đấu MiG-21 số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển, bắn rơi máy bay B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào đêm 27/12/1972. Ngoài ra, chiếc MiG-21 này còn bắn rơi thêm 4 máy bay các loại của Mỹ khi được phi công khác điều khiển.

Một trong những hiện vật được đưa đến bảo tàng sớm nhất là máy bay chiến đấu MiG-21 số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển, bắn rơi máy bay B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào đêm 27/12/1972. Ngoài ra, chiếc MiG-21 này còn bắn rơi thêm 4 máy bay các loại của Mỹ khi được phi công khác điều khiển.

Chiếc ôtô màu trắng sữa hiệu Renault Juvaquatre, "nhân chứng" lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Chiến sĩ biệt động Nguyễn Tấn Miêng đã dùng chiếc xe này để chở các chiến sĩ quân giải phóng từ Ấp Mới, Gò Vấp vào đánh Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn.

Chiếc ôtô màu trắng sữa hiệu Renault Juvaquatre, "nhân chứng" lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Chiến sĩ biệt động Nguyễn Tấn Miêng đã dùng chiếc xe này để chở các chiến sĩ quân giải phóng từ Ấp Mới, Gò Vấp vào đánh Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn.

Bảo tàng quân sự 2.500 tỷ đồng sắp hoàn thiện - 8

Pháo tự hành và xe tăng trưng bày trong khuôn viên bảo tàng. Pháo tự hành 175 mm do Mỹ thiết kế và sản xuất, được mệnh danh là Sấm sét - Vua chiến trường, có tốc độ tối đa trên đường 56 km/h, bắn xa 32 km, diện tích sát thương gần 1.000 m2, một quả đạn nặng 68 kg, kíp pháo gồm 5 người. Việt Nam thu được 4 khẩu pháo loại này trong trận Tân Lâm đánh tiêu diệt cứ điểm pháo binh 241 tại Quảng Trị tháng 4/1972. Khẩu pháo này được đưa về trưng bày tại Viện bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tháng 6/1974.

Pháo tự hành và xe tăng trưng bày trong khuôn viên bảo tàng. Pháo tự hành 175 mm do Mỹ thiết kế và sản xuất, được mệnh danh là Sấm sét - Vua chiến trường, có tốc độ tối đa trên đường 56 km/h, bắn xa 32 km, diện tích sát thương gần 1.000 m2, một quả đạn nặng 68 kg, kíp pháo gồm 5 người. Việt Nam thu được 4 khẩu pháo loại này trong trận Tân Lâm đánh tiêu diệt cứ điểm pháo binh 241 tại Quảng Trị tháng 4/1972. Khẩu pháo này được đưa về trưng bày tại Viện bảo tàng Quân đội, nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tháng 6/1974.

Công nhân thi công trên công trường dự án.

Công nhân thi công trên công trường dự án.

Theo kế hoạch, dự án hoàn thành giai đoạn một vào tháng 6 gồm các khu vực trưng bày tầng 1 của tòa nhà chính, quảng trường, đài tưởng niệm và các hạng mục phụ trợ như khu vui chơi trẻ em, bãi đỗ xe. Dự kiến cuối năm 2024, công trình sẽ khánh thành, phục vụ công chúng trong nước và quốc tế.

Bảo tàng quân sự 2.500 tỷ đồng sắp hoàn thiện - 11

Theo Ban quản lý dự án, bảo tàng khi đi vào hoạt động sẽ là trung tâm văn hoá, thông tin về lịch sử quân sự, di sản quân sự của quân đội và quốc gia. Với số lượng hiện vật, thông tin đồ sộ, phong phú, bảo tàng sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, hưởng thụ văn hoá, du lịch của người dân, lực lượng vũ trang và du khách quốc tế. Dự kiến đây cũng là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao về chuyên ngành bảo tàng.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được kỳ vọng là công trình tiêu biểu của thủ đô Hà Nội và quốc gia, tổ hợp công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo, đa năng, mang bản sắc dân tộc và hình ảnh truyền thống Quân sự Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau hơn 40 năm “ở nhờ”, đặt trụ sở hoạt động hành chính, nghiệp vụ bên trong khuôn viên di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn (thuộc Quần thể Di tích Cố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Giang Huy - Sơn Hà ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN