Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nói gì về những hình ảnh xấu, phản cảm?

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Huy động nhiều lực lượng để bảo vệ hiện vật, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cũng cương quyết xử lý với hình ảnh xấu, phản cảm

Ngày 13-11, Thượng tá Nguyễn Thành Lê, phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, cho biết những ngày qua, bảo tàng đã bố trí lực lượng tham gia phân luồng, hướng dẫn khách tham quan cũng như bảo vệ các hiện vật trưng bày. Tuy nhiên, bảo tàng mới với diện tích rộng, nhân lực lại mỏng nên hiện chưa thể đáp ứng hết khả năng đón khách nếu khách quá đông đổ dồn về cùng một lúc.

Hình ảnh phản cảm nhiều người trèo lên hiện vật để ngoài trời. Ảnh: T.Đ.

Hình ảnh phản cảm nhiều người trèo lên hiện vật để ngoài trời. Ảnh: T.Đ.

Theo Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, thông qua báo chí, mạng xã hội, Bảo tàng nhận thấy ngoài những hình ảnh đẹp của các cựu chiến binh, các bạn trẻ khám phá lịch sử, những em bé với sắc áo đỏ sao vàng… thì có không ít những hành động, hình ảnh xấu, phản cảm.

Để chấn chỉnh việc này, thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết ban giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã họp và chỉ đạo quyết liệt để hạn chế những hành động, hình ảnh xấu, phản cảm. Bảo tàng đang triển khai 6 lực lượng tham gia đón tiếp, phân luồng, bảo vệ, tuyên truyền. Theo đó, gồm bảo vệ vòng ngoài, bảo vệ hiện vật, hướng dẫn khách tham quan, phối hợp giữa hai phường Đại Bộ, Tây Mỗ, dân phòng (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) và sinh viên tình nguyện..

"Hiện chúng tôi đã huy động được khoảng 60 người, chưa bao gồm lực lượng phối hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mời thêm khoảng 30 sinh viên của một số trường đại học, cao đẳng Hà Nội tham gia tình nguyện, hỗ trợ cùng bảo tàng"- Thượng tá Lê nói và cho biết ngoài bố trí nhân lực, bảo tàng sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền, thông tin để định hướng khách tham quan, ngăn chặn những hành động phản cảm.

Ảnh: T.Đ.

Ảnh: T.Đ.

Thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết đã có các nội quy thông tin, các biển báo cảnh báo nhắc nhở và lực lượng trực tiếp trông coi hiện vật cũng như hướng dẫn viên trực tiếp tại chỗ trong thời gian qua. 

Phía bảo tàng cũng đã lắp đặt các hệ thống biển báo, loa phát thanh, đèn cảnh báo, dây chăng… để thông báo khách tham quan không sờ, nắm, cầm, chạm, vẽ viết bậy, trèo lên hiện vật.

Thượng tá Nguyễn Thành Lê cho biết thêm trong trường hợp nếu khách quá đông sẽ dùng các biện pháp nêu trên và nhắc nhở trực tiếp tại khu vực trưng bày. Tuy nhiên, bảo tàng sẽ dùng mọi biện pháp, cách thức để hạn chế tối đa những hành vi phản cảm như trước đây.

Ảnh: T.Đ.

"Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý theo luật định. Luật di sản văn hóa đã nêu nếu xâm phạm, ảnh hưởng đến các tài liệu, hiện vật có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Quy định, chế tài là vậy nhưng trước mắt, bảo tàng vẫn mong muốn người dân, du khách tới tham quan cũng tự thấy những hành vi sai trái, lên án và hỗ trợ cùng bảo tàng trong công tác tuyên truyền"- thượng tá Nguyễn Thành Lê nhấn mạnh.

Trong những ngày gần đây, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã mở cửa miễn phí cho công chúng, một lượng lớn du khách đã đổ về, đặc biệt vào các ngày cuối tuần. Cảnh tượng hàng ngàn người xếp hàng chờ đợi để tham quan, những chiếc ôtô nối đuôi nhau kéo dài trên Đại lộ Thăng Long lối vào bảo tàng, đã cho thấy sự quan tâm lớn của công chúng đối với lịch sử và di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cũng không ít những hành động, hình ảnh xấu, phản cảm.

Trong đó, nhiều người bức xúc với hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật xe tăng, máy bay. Thậm chí là "chơi ngông" leo lên nóc bảo tàng để quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội...

Nguồn: [Link nguồn]

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) với thiết kế hiện đại trên diện tích 386.600 m2, bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày hơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưởng - Hoàng Nguyễn ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN