Bão số 2 áp sát bờ biển, Thanh Hóa ra công điện khẩn

Sự kiện: Tin bão

Rạng sáng 2/8, tại Thanh Hoá đã có mưa, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có công điện khẩn chỉ đạo ngành chức năng, địa phương triển khai các phương án phòng, chống bão.

Theo đó, diễn biến của bão, mưa lũ còn rất phức tạp, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu các đơn vị, ngành: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

Tàu thuyền ở TP Sầm Sơn neo đậu tránh bão

Tàu thuyền ở TP Sầm Sơn neo đậu tránh bão

Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú. Tổ chức kiểm đếm và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch.

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển. Tổ chức cấm biển từ 19h00 ngày 01/8/2020 đến khi bão suy yếu và tan dần.

Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; trong đó cần lưu ý công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại khu vực sơ tán. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.

Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều theo cấp báo động, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi. Đặc biệt là đối với các tuyến đê bị sự cố, đang thi công dở dang; các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du đập, các công trình đang thi công xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

Rà soát phương án, sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trong tình huống dịch COVID -19 diễn biến phức tạp. Đảm bảo thông tin liên lạc, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính…

Nguồn: [Link nguồn]

Tin khẩn cấp về cơn bão số 2 đang đi vào khu vực Thái Bình - Nghệ An

Do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 2 (tên quốc tế là Sinlaku) và đang đổ bộ nước ta, Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Lam ([Tên nguồn])
Tin bão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN