Bão số 10 còn tăng cấp, khi nào đổ bộ vào Quảng Ngãi – Khánh Hòa?

Bão số 10 khả năng còn mạnh thêm và dịch chuyển xuống phía Nam, hướng vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 10 – Goni. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG).

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 10 – Goni. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG).

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ sáng nay (3/11), bão số 10 – Goni đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Đến 7 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Đến 7 giờ ngày 5/11, bão ở cách Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Như vậy, trong khoảng ngày 5/11, bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Để ứng phó với bão, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ban hành kịp thời các ban tin cảnh báo, dự báo sát với diễn biến thực tế; Thông báo kiểm soát tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu trên bến để đảm bảo an toàn người và phương tiện.

Hướng dẫn việc gia cố, di chuyển lồng bè, sẵn sàng sơ tán dân, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập sâu, chia cắt, cô lập.

Tiếp tục công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và mưa lũ sau bão; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu hộ; Giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh khôi phục sản xuất ổn định cuộc sống, sẵn sàng ứng bão và mưa sau bão.

Vận hành, bảo đảm an toàn công trình và hạ du các hồ đập thủy lợi, thủy điện đặc biệt đối với các hồ đập nhỏ, các hồ đập xung yếu; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông, đê biển, các công trình phòng chống thiên tai, sạt lở, nhất là các trọng điểm xung yếu và các sự cố xảy ra trong bão số 9 và các đợt mưa lũ vừa qua.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến sáng 3/11, bão số 9 và mưa lũ ở miền Trung đã khiến 36 người chết, 46 người mất tích.

Bộ Giao thông vận tải báo cáo, tính đến 22h ngày 2/11, các tuyến Quốc lộ trong khu vực miền Trung còn 36 điểm ách tắc giao thông, trong đó 3 điểm ngập, 33 điểm sạt lở.

Hiện còn 16.977 hộ bị ngập (Nghệ An 16.370 hộ, Hà Tĩnh 607 hộ); 52 xã mất điện tại 2 tỉnh gồm: Quảng Nam 12, Quảng Ngãi 40.

Nguồn: [Link nguồn]

Video diễn biến bão số 10 - Goni ngày 3/11: Đổi hướng, tăng cấp

Bão số 10 được dự báo sẽ đổi hướng, tâm bão hướng xuống phía Nam đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi tới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin bão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN