Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi

Trung Quốc đang khiến thế giới chú ý do tích cực tân trang vũ khí, khí tài quân sự. Tuy nhiên, một tờ báo Nga cho rằng chất lượng vũ khí của Trung Quốc chưa thật sự cao.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc trích đăng nhận định từ tờ Military Industry Messenger (MIM) của Nga ra ngày 21/5 với những phân tích về quân sự phòng không của Trung Quốc gồm các hạm đội máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và đi đến kết luận: Chất lượng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể sánh được so với Mỹ và Nga. Tuy nhiên, MIM cũng khen vớt rằng máy bay của Trung Quốc về hình thức là mới hoàn toàn.

Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi - 1

Tên lửa ném bom H-6K mang tên lửa hành trình CJ-20

Tờ MIM còn tiết lộ, Trung Quốc mới đây đã nắm bắt được kỹ thuật chế tạo tên lửa đạn đạo Tomahawk (do Mỹ chế tạo) từ quốc gia đồng minh Pakistan, điều này khiến Trung Quốc có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng lực sản xuất vũ khí chiến đấu.

Báo Nga dù không đánh giá cao chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc, nhưng về cục diện vẫn cho rằng Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực trong chế tạo và sản xuất máy bay chiến đấu. Cụ thể là cách đây không lâu, nước này mới cho ngừng chế tạo máy bay cường kích Nam Xương Q-5 (hay A-5) phát triển dựa trên phiên bản máy bay tiêm kích thế hệ thứ hai Mikoyan-Gurevich MiG-19 của Liên Xô cũ.

Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi - 2

Tên lửa ném bom CJ-10 (Trường Kiếm -10)

Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi - 3

Tên lửa CJ -10 trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10/2012

Trước đó, A-5 còn được cải tiến nhiều lần. Tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Trung Quốc đã chế tạo được khoảng 300 máy bay A-5 thế hệ mới, được so sánh với may bay A-10 của Mỹ và Su-25 của Nga. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì truyền thông Nga vẫn cho rằng, chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc còn thua xa Nga, Mỹ.

Về các máy bay ném bom của Trung Quốc, truyền thông Nga nhận xét, thế hệ máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc trước đây từng được xem là bước đột phá trong hệ thống phòng không. Tiếp đó, năm 2001, Trung Quốc đã mua 6 tên lửa hành trình X-55 (hay còn gọi tên lửa hành trình chiến lược trước âm cỡ nhỏ AS -55 hoặc Kh-55) từ Ukraina.

Sau đó, Trung Quốc tiến hành mua tên lửa đạn đạo Tomahawk của Mỹ từ Pakistan và Afghanistan sau khi người Mỹ sử dụng loại vũ khí này trong một đợt tấn công Al Qaeda năm 1998 nhưng bị lỗi. Từ hai mẫu tên lửa trên, Trung Quốc đã nghiên cứu và tự chế tạo cho ra đời thế hệ tên lửa đạn đạo “mang màu sắc Trung Quốc” với tên gọi tên Trường Kiếm - 10 (Chang  Jian -10, CJ-10) có tầm bắn 1.500 km vừa được ra mắt tại Vân Nam hồi tháng 4 vừa qua.

Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi - 4

Hệ thống tên lửa hành trình CJ -10

Theo truyền thông Trung Quốc, mục tiêu chính của các lữ đoàn tên lửa CJ-10 là hướng vào đảo Okinawa của Nhật Bản, Đài Loan và một số quốc gia khác. Loại tên lửa này được cho là có khả năng tấn công tới căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Còn theo một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009 công bố, Quân đoàn pháo 2 của Trung Quốc đang được trang bị 150-350 tên lửa CJ-10. Mẫu tên lửa này theo đó sẽ được dùng trang bị cho mẫu máy bay ném bom chiến lược H-6. Hiện kho chứa máy bay của Không quân Trung Quốc có từ 60 - 70 máy bay ném bom thế hệ H-6.

Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tomahawk lỗi - 5

Cơ sở đặt tên lửa hành trình CJ-10

Ngoài ra, Trung Quốc đang sở hữu thế hệ máy bay ném bom được coi là chủ lực và tiên tiến nhất là JH-7. Theo thông tin từ Sina cung cấp, hiện Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sở hữu từ 160-180 máy bay ném bom JH-7 và vẫn tiếp tục sản xuất mới. Về chất lượng và tính năng, JH-7 kém hơn so với Su-24 và thua xa so với Su-34 và F-15E. Mặc dù không được đánh giá cao về chất lượng, nhưng tờ Sina nhận định: “Tuy vậy về phương diện này thì người Trung Quốc vẫn hơn hẳn về số lượng cũng như mẫu mã mới (so với các quốc gia sở hữu Su-34 hay F-15E)”.

Ngoài ra, để “lấy le”, tờ Sina không ngần ngại khoe việc Không quân Trung Quốc còn sở hữu vô số các loại máy bay không người lái như WJ-600, CH-3/4/91/92…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy (Theo Sina, Hoàn Cầu) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN