Bao giờ xe buýt nhanh Hà Nội vận hành chính thức?
Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngày 15/12, đơn vị mới chạy thử nghiệm 1 chiếc xe buýt để kiểm chứng phương tiện, tập huấn lái xe, khớp nối các thông số kỹ thuật…
Hình ảnh xe buýt nhanh sắp đưa vào vận hành chính thức.
Trao đổi với phóng viên, ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện tại, các điểm dừng, tuyến đường dành cho xe buýt nhanh (BRT) đã hoàn tất. Bắt đầu từ ngày 15/12 đến ngày 31/12/2016, đơn vị sẽ tổ chức vận hành thí điểm 1 xe buýt chạy lộ trình trên để kiểm chứng phương tiện, tập huấn lái xe và khớp nối các thông số kỹ thuật của dự án.
“Sau đó, đến ngày 1/1/2017, chúng tôi mới chính thức vận hành với tổng số 29 xe (bao gồm cả xe dự phòng) chạy trên tuyến. Vé dùng cho xe buýt nhanh trước mắt vẫn là vé thẻ giấy thông thường như vé xe buýt và được bán tại các điểm nhà chờ. Vé lượt dự kiến là 7.000 đồng/lượt”, ông Quang thông tin.
Theo ông Quang, vé tháng của xe buýt nhanh áp dụng như vé tháng của xe buýt thông thường. Nhân viên bán vé và kiểm tra vé trên xe buýt. Xe buýt chạy với tần suất 3-5 phút/1 chuyến. Theo tính toán của sở, thời gian chạy cả chặng đường từ Kim Mã- Yên Nghĩa mất 45 phút/1xe (chậm hơn 8 phút so với thiết kế) và nhanh hơn xe buýt thông thường hiện nay 5-10 phút.
Tuyến buýt nhanh có 44 điểm dừng (cả 2 chiều) phục vụ dừng đón trả khách. Để tăng cường khả năng kết nối, tạo thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, Trung tâm Quản lý đã đề xuất điều chỉnh, di chuyển 10 điểm dừng và bổ sung 10 điểm cho 2 chiều vận hành.
Xe buýt nhanh chở được 90 người/lượt (nhiều hơn xe buýt thường 10 người). Trên xe có camera giám sát hành trình, hệ thống nhận dạng thẻ từ, thẻ thông minh, wifi phục vụ hành khách; xe có hệ thống sàn phẳng, bằng với cốt nền của nhà chờ giúp hành khách và cả người đi xe lăn tiếp cận dễ dàng.
Nhiều người dân lo cho rằng, hiện nay mật độ giao thông Hà Nội dày đặc trong khi đó đường nội đô hẹp, nếu tuyến buýt nhanh đi vào hoạt động sẽ càng thêm ùn tắc. Tuyến buýt nhanh có nguy cơ “vỡ trận”.
Liên quan đến nội dung này, ông Quang nói: “Về nguyên tắc là không cho người dân đi vào làn đường của xe buýt nhanh. Nếu chủ phương tiện đi vào lực lượng chức năng sẽ nhắc nhở, vận động để người dân hiểu. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, sẽ có lực lượng xử lý sự cố ở từng thời điểm”.
Phóng viên tiếp tục hỏi phương án cụ thể khi xe buýt nhanh vận hành gặp phải ùn tắc. Ông Quang nói thêm: “Về trường hợp này chúng tôi đã có tính toán, chúng tôi sẽ thông tin cụ thể chi tiết tới nhân dân khi xe buýt nhanh gần đi vào vận hành chính thức”.
Cấm nhiều loại xe trên đường có buýt nhanh hoạt động UBND TP Hà Nội cũng vừa đồng ý với nội dung tờ trình của Công an thành phố và Sở GTVT về phương án tổ chức giao thông để vận hành thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh BRT. Theo đó, cùng với việc lập làn đường dành riêng, trên các trục đường buýt BRT đi qua, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ cấm ô tô chở khách và ô tô tải từ 0,5 tấn trở lên hoạt động trong giờ cao điểm sáng từ 6 – 9h, chiều từ 16h30 -19h30 trên các tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông, đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu – Vạn Phúc, trừ các xe công vụ. Đối với taxi, cấm hoạt động trong giờ cao điểm, sáng từ 6 – 9h, chiều từ 16h30 – 19h30 trên tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương. Với xe máy, xe thô sơ: cấm đi trên 2 cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng trong giờ cao điểm, sáng 6-9h, chiều 16-19h30, ngoài ra xe |
Tuyến buýt nhanh (Kim Mã - Yên Nghĩa) khởi công đầu năm 2013, dự kiến ban đầu sẽ khai thác vào quý 2/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm. Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Cả chặng đường Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km. Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng. |