Bản ghi "Quốc ca" bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào là bản chuẩn, do VFF cung cấp

Sự kiện: AFF Cup 2024

Phía Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận, đây là nhạc "Quốc ca" của Việt Nam do VFF cung cấp bản chuẩn, được đơn vị này lấy từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (www.chinhphu.vn).

Sự việc kênh Youtube Next Sports tiếp sóng trận thi đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam - Lào tại giải AFF Cup 2020 có hành vi tắt âm thanh phần chào cờ của đội tuyển Việt Nam vì "lý do bản quyền" khiến dư luận không khỏi bức xúc. Liên quan đến sự việc này, Bộ VHTT&DL đã khẳng định đây là việc làm trái quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến "Quốc ca" Việt Nam.

Bản ghi "Quốc ca" được sử dụng trong trận Việt Nam - Lào tối 6-12-2021 là bản chuẩn được VFF lấy từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (website chinhphu.vn)

Bản ghi "Quốc ca" được sử dụng trong trận Việt Nam - Lào tối 6-12-2021 là bản chuẩn được VFF lấy từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (website chinhphu.vn)

Đến thời điểm này, phía công ty Next Media - đơn vị chủ quản, sở hữu kênh Next Sports vẫn chưa đưa ra lời giải thích hay xin lỗi nào về việc làm này. Việc tắt âm thanh "Quốc ca" tại trận bóng đá kể trên vì "lý do bản quyền" vì thế cũng không được đơn vị này làm rõ.

Tuy nhiên theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thì bản ghi "Quốc ca" được sử dụng trong nghi thức chào cờ trước trận thi đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020 diễn ra vào tối 6-12 vừa qua là bản ghi được Ban tổ chức AFF Cup 2020 lấy nguồn từ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Phía VFF xác nhận, đây là nhạc "Quốc ca" của Việt Nam do VFF cung cấp bản chuẩn, được đơn vị này lấy từ Cổng thông tin điện tử Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (www.chinhphu.vn).

Cũng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TS. Nguyễn Công Hóa - nguyên Trưởng Ban quản lý dự án website Chính phủ (tiền thân của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ hiện nay) cho biết, từ khi website này ra mắt vào ngày 10-1-2006 đã được Bộ VHTT&DL chính thức chuyển giao, công bố chính thống "Quốc ca" Việt Nam trên mạng Internet toàn cầu. Đây là một trong các dữ liệu chính thức về nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet bao gồm: quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, tuyên ngôn cũng như các văn bản pháp luật… Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đều có thể sử dụng bản ghi chính thức này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định của pháp luật. Đây là bản ghi quốc ca chuẩn mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí.

Như vậy, việc tắt tiếng "Quốc ca" Việt Nam tại trận bóng đá giữa hai đội tuyển Việt Nam - Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020 vì "lý do bản quyền" như chú thích trên kênh Next Sports hoàn toàn vô căn cứ và chỉ là hành vi mang tính chất phòng xa.

Nguồn: [Link nguồn]

Luật quy định thế nào về sở hữu bản ghi âm Quốc ca?

Theo các chuyên gia, ca khúc Tiến quân ca, Quốc ca của Việt Nam, do Nhà nước làm chủ sở hữu và tác phẩm này thuộc về công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Vy ([Tên nguồn])
AFF Cup 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN