Bà Trương Mỹ Lan 'xin nhận tội hết cho anh em'

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bà Trương Mỹ Lan nói nhờ uy tín cá nhân nên đã vận động và thuyết phục được đối tác nước ngoài cho mình vay tiền, xin nhận hết tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới cho anh em...

Ngày 26-9, phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo trong nhóm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Cáo trạng quy kết bà Trương Mỹ Lan trong thời gian từ 2012 đến 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về thì giao cho Trịnh Quang Công cùng với Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được Lan giao quản lý các công ty nước ngoài) xử lý.

Những người này lập các hợp đồng khống mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma do các cá nhân thuộc Tập đoàn VTP quản lý, điều hành).

Thông qua các hợp đồng khống này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB.

Tổng số tiền bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD tương đương 106.700 tỉ đồng. Trong đó chuyển đi 1,5 tỉ USD và nhận tiền từ nước ngoài về 3 tỉ USD.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin nhận hết tội cho 8 bị cáo khác trong tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin nhận hết tội cho 8 bị cáo khác trong tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Tại tòa, bị cáo Lan khai bằng quan hệ và uy tín cá nhân đã thuyết phục được các đối tác nước ngoài cho vay tiền để thực hiện các dự án ở Việt Nam. Các đối tác cho vay tiền này không đòi hỏi điều kiện hay thủ tục gì mà sẵn sàng cho bị cáo vay tiền trong thời gian ngắn (3 tháng, 6 tháng).

Bị cáo Lan nói người ta chịu cho vay tiền là mừng lắm rồi, nếu mình sử dụng sai mục đích thì đối tác nước ngoài sẽ đòi lại tiền nên bị cáo không nghĩ đó các hợp đồng vay tiền là các hợp đồng khống, hợp đồng giả cách.

Để tiền được chuyển về Việt Nam thì trải qua quá trình kiểm soát rất khắt khe từ phía cơ quan Nhà nước. Quá trình làm thủ tục nhận tiền có thiếu sót một vài văn bản như: Văn bản xác nhận của Công ty tại Việt Nam về việc Công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; Chứng nhận Hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện Công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng nhận hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty tại Việt Nam và Công ty nước ngoài; Chứng từ thể hiện Công ty ở nước ngoài đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam cho giao dịch chuyển…

"Xin HĐXX xem xét cho những anh em là lãnh đạo ngân hàng SCB, Nguyễn Phương Anh (Phó TGĐ Sài Gòn Peninsula -PV) phê duyệt các lệnh chuyển, nhận tiền khi không đủ hồ sơ vì người ta cho mình vay tiền mà giờ mình đòi hỏi thêm giấy tờ. Những anh em này đã cố gắng và nỗ lực xử lý, gỡ vướng để tiền được chuyển về Việt Nam. Trong tội này bị cáo xin nhận toàn bộ trách nhiệm và nhận hết tội cho anh em"- bị cáo Lan nói.

Ngoài ra, bị cáo Lan cũng khẳng định những công ty thực hiện chuyển và nhận tiền không liên quan gì đến Vạn Thịnh Phát.

Nhiều bị cáo, bao gồm cựu lãnh đạo SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thừa nhận tham gia vào các hành vi phạm tội nhưng phân trần bản thân bị áp lực

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỮU ĐĂNG - SONG MAI ([Tên nguồn])
Vụ án Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN