Bà chủ cuối cùng tại “kinh đô thịt chó” Nhật Tân tiết lộ lý do giữ nghề

Hàng chục quán thịt chó ở “kinh đô thịt chó” Nhật Tân đã đóng cửa nhưng vẫn còn đó một quán phục vụ thực khách bao nhiêu năm qua.

Bà chủ cuối cùng tại “kinh đô thịt chó” Nhật Tân tiết lộ lý do giữ nghề - 1

Anh Tú Béo – quán thịt chó cuối cùng ở “kinh đô thịt chó” Nhật Tân.

Quán thịt chó cuối cùng ở “kinh đô thịt chó” Nhật Tân

Ngày nay, nhắc đến Nhật Tân, người ta thường sẽ nghĩ đến thủ phủ đào Tết của Hà Nội. Thế nhưng, với những người có đam mê ăn uống, nhắc đến Nhật Tân, có lẽ họ sẽ nghĩ ngay đến món thịt chó thơm lừng, béo ngậy một thời.

Đó là khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Tân nổi lên như thủ phủ của thịt chó. Dọc con đê sông Hồng đoạn qua làng Nhật Tân, khoảng 50 quán thịt chó mọc lên san sát nhau. Cứ mỗi buổi chiều, từng làn khói rơm rạ của các cửa hàng thui chó lại bốc lên nghi ngút, mùi thịt chó nướng than hoa thơm phưng phức khiến người đi đường chẳng nỡ lòng nào ngoảnh mặt đi.

Suốt một thời gian dài, người ta kéo nhau lên Nhật Tân để ăn thịt chó. Các hàng quán nườm nượp người ra vào ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Dù hơn 50 nhà hàng phục vụ hết công suất nhưng cung không đủ cầu nên có những quán, nếu khách không đặt trước thì không có chỗ mà ngồi. Từng hàng xe máy, ô tô xếp hàng dài trên mặt đê sông Hồng… Chừng đó đủ để thấy, thịt chó Nhật Tân hút khách đến nhường nào.

Ấy thế nhưng, giữa cái lúc đang ăn nên làm ra, hàng loạt quán thịt chó ở đây bỗng nhiên đóng cửa. Nhiều người cho rằng, do đất sốt nên các chủ cửa hàng bán đất chuyển nghề khác…

Chẳng biết lý do thực sự là gì, thế nhưng phố thịt chó Nhật Tân nức tiếng một thời nay đã chỉ còn là dĩ vãng. Cả phố thịt chó xưa, nay là đường Âu Cơ (quận Tây Hồ, Hà Nội) chỉ còn duy nhất một quán thịt chó mang tên Anh Tú Béo.

Những tưởng rằng, chỉ còn một quán duy nhất thì quán này sẽ là độc quyền thịt chó và làm ăn được nên tồn tại lâu. Thế nhưng, nhìn vào hiện thực của quán, nhiều người sẽ nghĩ, chắc không hẳn thế.

Quán nằm sát với ngõ đi vào bãi đá sông Hồng, nơi mà giới trẻ lâu nay vẫn coi là thiên đường sống ảo ở Hà Nội. Nhìn từ trên đê xuống, nhiều người khó nhận ra đây là quán thịt chó bởi, chủ quán chỉ treo một tấm biển rất nhỏ trước cửa quán. Tấm biển to bên trên đã bị dỡ, chỉ còn trơ những khung thép và bóng đèn bên trong.

Bà chủ cuối cùng tại “kinh đô thịt chó” Nhật Tân tiết lộ lý do giữ nghề - 2

Tấm biển hiệu to đã bị dỡ, chỉ còn tấm biển nhớ nên người qua đường cũng rất khó nhận ra đây là quán thịt chó.

Nhìn từ phía ngoài, quán cũng rất lụp xụp. Nền nhà còn thấp hơn mặt đường dưới chân đê. Phía trên quán là chỗ dành cho thực khách đến ăn nhưng giống như được gia cố, cơi nới nhiều hơn. Bên trên lợp mái tôn, các lối cầu thang lên xuống cũng được hàn gắn bằng khung sắt…

“Bán cho khuây khỏa tuổi già”

Bà Nguyễn Thị Minh – chủ quán thịt chó Anh Tú Béo cho hay, hồi đầu những năm 90 khi phố thịt chó đang nở rộ, sẵn có đất ở đó nên gia đình bà cũng mở quán thịt chó.

Hồi đó, quán lúc nào cũng đông nườm nượp khách. Hàng làm ra đến đâu bán hết đến đó, không bao giờ lo ế.

Thế rồi, chuyện không may xảy ra với gia đình bà Minh khi đêm mùng 1 Tết năm 2007, quán nhà bà bất ngờ bốc cháy. Cũng may hôm ấy, quán bà Minh đóng cửa, vào trong làng ăn Tết cùng gia đình. Thế nhưng,  bao nhiêu tài sản trong quán đều bị ngọn lửa thiêu rụi.

Sau vụ cháy, gia đình bà lại tiếp tục gượng dậy và mở lại quán thịt chó. Cũng khoảng năm đó, các quán thịt chó ở Nhật Tân cứ đóng cửa dần và từ năm 2008 đến nay, chỉ còn duy nhất gia đình bà Minh còn duy trì nghề bán thịt chó.

“Hà Nội sốt đất nên người ta cắt đất bán. Mỗi mảnh đất bán vài tỷ đến vài chục tỷ, tội gì người ta không bán”, vừa nói bà Minh vừa chỉ tay vào những ngôi nhà cao tầng ven đê đã từng là quán thịt chó đông nghịt khách.

Bà chủ cuối cùng tại “kinh đô thịt chó” Nhật Tân tiết lộ lý do giữ nghề - 3

Bà Minh – chủ quán thịt chó Anh Tú Béo ở Nhật Tân.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao gia đình bà không bán đất mà vẫn giữ nghề bán thịt chó, bà Minh tâm sự: “Đất này do bố mẹ chia cho, bán đi xong lấy nhà đâu mà ở. Hơn nữa, vợ chồng tôi cũng chẳng biết xoay sở nghề gì nên vẫn bám trụ lấy nghề bán thịt chó này”.

Bà Minh tiết lộ, cứ khoảng sau 15 âm lịch hàng tháng thì khách mới ăn đông, trung bình mỗi ngày ông bà bán hết 3-4 con chó còn trước ngày đó, chỉ có lác đác vài tốp khách. Thế nên, thay vì chỉ tập trung bán thịt chó, bà Minh còn làm thêm món bún chả để làm hàng ăn sáng.

Do quán nhà ông bà ở ngay đầu ngõ dẫn vào bãi đá sông Hồng, nơi được gọi là thiên đường sống ảo của giới trẻ ở Hà Nội nên có rất nhiều khách ra vào. Có đợt cao điểm, bà bán đến cả 200 suất/ngày, còn không bán ăn sáng cũng vài chục suất.

Bây giờ, cả 2 vợ chồng ông Tú, bà Minh đã U60 cả nhưng vẫn hàng ngày quanh quẩn cùng gian bếp. Ông kì công băm chặt còn bà thì tẩm ướp món thịt chó để phục vụ khi thực khách cần. Lâu rồi, 2 ông bà cũng không còn tự tay giết chó mà đặt chó làm sẵn (đã thui) ở Vĩnh Phúc mang về.

“Hai vợ chồng tôi cũng già cả rồi nhưng vẫn lao động được nên không thích để con cháu phải nuôi. Bán hàng có khách ra khách vào cũng vui và khuây khỏa tuổi già nên 2 vợ chồng tôi vẫn tiếp tục làm đến khi sức khỏe còn cho phép”, bà Minh chia sẻ.

Vì sao “kinh đô thịt chó” Nhật Tân biến mất khi đang thịnh vượng?

Giữa lúc xã hội phát triển, nghề kinh doanh thịt chó phất lên như diều thì hàng loạt quán thịt chó ở Nhật Tân bỗng đóng...


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang – Diệu Thu ([Tên nguồn])
Hà Nội dự kiến cấm bán thịt chó Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN