Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão hướng vào Đà Nẵng đến Phú Yên

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 8 hướng vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, kết hợp với các hình thái thời tiết cực đoan khác gây mưa lớn cho các tỉnh Trung Bộ.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Ngày 15/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đớikhả năng mạnh lên thành bão số 8 và khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung. Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì.

Nhận định về áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, sau khi đi vào Biển Đông, cơn áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh thành bão nhưng chỉ khoảng 50-60%, nếu có thành bão cũng không quá mạnh. Hướng di chuyển sẽ vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên.

Vị trí và hướng di chuyển trên Biển Đông của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Vị trí và hướng di chuyển trên Biển Đông của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Dù không mạnh nhưng cơn áp thấp nhiệt đới/bão này kết hợp với 3 hình thái thời tiết phức tạp gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung. Cụ thể, 3 hình thái gồm: một dải hội tụ nhiệt đới vắt qua khu vực Trung Trung Bộ; không khí lạnh cường độ khá mạnh tăng cường từ phía Bắc xuống khu vực Trung Trung Bộ ngày 16-17/10; áp cao cận nhiệt đới đang tiếp tục lấn xuống phía Tây – đây chính là hình thái tạo ra nhiễu động gió Đông trên cao thường gây mưa lớn trên diện rộng ở khu vực miền Trung.

Mưa có thể xuất hiện ở miền Trung từ chiều tối nay cho đến ngày 20/10 (mưa to tập trung từ ngày 17-19/10). Dự báo, tổng lượng mưa từ ngày 16-21/10 ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến 500-800mm, có nơi trên 900mm; ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm; ở các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên từ 200-300mm, có nơi trên 350mm.

Từ đêm 16/10 đến ngày 18/10 ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Mưa ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng sẽ kết thúc sớm hơn so với khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Hà Tĩnh.

Về tình hình thời tiết tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), nơi đang có nhiều người mất tích, ông Khiêm cho biết, thời điểm hiện tại, thời tiết ở huyện Phong Điền không mưa, sáng và trưa nay thời tiết ổn định, đôi lúc có mưa nhưng lượng mưa bé (dưới 5mm).

“Dự báo, từ tối nay mưa bắt đầu quay trở lại khu vực này. Hiện nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cũng đang phối hợp liên tục với Đài khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế để cập nhật dự báo từng giờ cho khu vực huyện Phong Điền”, ông Khiêm nói.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chưa bao giờ xảy ra mưa lớn, bão dồn dập vào nước ta như những ngày vừa qua. Dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, người dân... tuy nhiên, thiên tai vẫn gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho người dân, nhất là khu vực Trung Bộ.

Để giảm thiệt hại trong những đợt thiên tai sắp tới, Bộ trưởng Cường yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, tiếp tục rà soát, bảo đảm an toàn hồ đập; triển khai phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ đông; hướng dẫn người dân kỹ năng phòng, tránh, không để xảy ra thiệt hại về người liên quan đến lũ quét, sạt lở đất...

Đồng thời, cần tập trung phục hồi đời sống nhân dân, chuẩn bị tích cực nhất để ứng phó với hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới hoặc bão số 8 sắp tới. Quan trọng nhất là cần quyết liệt cứu hộ cứu nạn, tìm kiếm người mất tích tại thuỷ điện Rào Trăng 3 và Trạm kiểm lâm 67.

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai báo báo, tính từ ngày 6/10 đến 12h ngày 15/10, bão lũ làm 40 người chết (chưa tính các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 ở Thừa Thiên Huế); 8 người mất tích và 15 người khác bị thương.

Đợt mưa lũ đã khiến cho gần 600 ngôi nhà bị đổ sập, ngập hơn 135.000 ngôi nhà; hơn 6.000ha lúa và hoa màu bị ngập, vùi lấp; gần 4.000ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Mưa lũ cũng khiến 137 điểm quốc lộ, gần 15km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chạy đua tìm kiếm người mất tích ở Rào Trăng 3 trước khi có bão số 8

Sáng 15/10, nhiều phương tiện và nhân lực tiếp tục được huy động để phục vụ công tác tìm kiếm thi thể người mất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN