Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới

Sự kiện: Lễ hội

Những trận đấu diễn ra quyết liệt khiến một số thanh niên va vào nhau đổ máu tại lễ hội vật cầu cổ truyền làng Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 1

Chiều 10/2 (tức mừng 6 Tết), làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hà Nội) lại rộn ràng tổ chức lễ hội Vật cầu cổ truyền tại sân đình. Lễ hội thu hút khá đông người dân và du khách thập phương

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 2

Đây là lễ hội truyền thống tổ chức vào mùng 4, 5 và 6 Tết hằng năm. Người tham gia thi đấu là các thanh niên, thiếu niên thuộc phường Lĩnh Nam.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 3

Lễ hội này đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác. Đến ngày nay, dân làng Thúy Lĩnh vẫn tiếp tục nối tiếp cha ông.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 4

8 người chơi được chia làm 4 đội, mỗi đội khoảng gần 10 thanh niên, mặc quần trắng, mình trần, dây lưng chia các màu để phân biệt. Năm nay, quả cầu cho các đội vật với nhau có trọng lượng 17kg.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 5

Họ phải sử dụng chiến thuật làm sao để tranh cướp được cầu mang về hố của đội mình. Mỗi một lần như vậy được tính là một lần thắng.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 6

Không những phải khỏe mạnh, các chàng trai phải tinh khôn và có chiến thuật, biết phối hợp với đồng đội, mềm dẻo để luồn lách, lừa trước đón sau để cướp và giữ được trái cầu mang về hố của mình.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 7

Theo BTC, vòng chung kết vật năm nay sôi động, hấp dẫn hơn những năm trước bởi rất khó lường đội chiến thắng.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 8

Mỗi đội có một chiến thuật, sử dụng con người cho từng vòng đấu. Có đội vào trực diện, có đội đứng ngoài chờ thời cơ quả cầu lăn ra ngoài liền ôm chạy một mạch về hố đội mình.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 9

Những cơ thể cường tráng lao vào nhưng chỉ vật quả cầu chứ không được vật người hay có những hành động gây tổn thương đến đội bạn.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 10

Đội nào chiếm được quả cầu son về hố nhanh nhất thì được giải cái (tính 2 điểm), nếu chiếm được quả cầu về hố sau thời gian tranh nhau lâu thì được giải con (tính 1 điểm).

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 11

Mỗi trận đấu kéo dài 35 phút. Sau vòng bán kết đến vòng chung kết chỉ còn 3 đội, vòng chùng kết cũng diễn ra trong 35 phút.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 12

Vật cầu từ 14h30 đến 17h30 mới kết thúc khiến ai cũng mệt lử.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 13

Niềm vui chiến thắng, ăn mừng cùng đồng đội. Năm nay, đội chiến thắng được thưởng 6 triệu đồng, đội nhì được 4 triệu đồng và đội thứ ba được 2 triệu đồng.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 14

Do quá hăng tranh cướp cầu son nên một số thanh niên đã có va chạm dẫn đến đổ máu.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 15

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 16

Nguyên nhân đổ máu có thể do va chạm vào nhau hay va chạm vào quả cầu.

Ảnh: Trai tráng Thủ đô đổ máu tại lễ hội vật cầu son đầu năm mới - 17

Một thanh niên bị rách ở cằm, chảy máu đã được các bác sỹ băng bó.

Tương truyền, cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó, thái tử Linh Lang - người con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến, Xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.

Hằng năm, lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Vào mùng 5 và mùng 6 Tết hàng năm, tại làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tưng bừng diễn ra hội vật cầu cổ truyền tại đình làng.

”Tướng Bà” 11 tuổi ở hội Gióng được bảo vệ tránh bị ”bắt cóc”

Sau khi làm lễ, đề phòng bị bắt cóc, đòi tiền chuộc như những năm trước, “Tướng bà” được bảo vệ nghiêm ngặt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN