Ảnh: Hành động đẹp trong ngày người Thủ đô thả cá chép sớm tiễn Táo quân "về trời"

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Từ sáng sớm nay (22 tháng Chạp) nhiều gia đình tất bật mang cá chép đến sông, hồ phóng sinh tiễn ông Công ông Táo với sự trợ giúp của các tình nguyện viên.

Ngày mai (25/1) mới đến Tết ông Công ông Táo, nhưng từ hôm nay (24/1 – tức 22 tháng Chạp), đã có rất nhiều gia đình làm lễ cúng và thả cá chép ra sông, hồ

Ngày mai (25/1) mới đến Tết ông Công ông Táo, nhưng từ hôm nay (24/1 – tức 22 tháng Chạp), đã có rất nhiều gia đình làm lễ cúng và thả cá chép ra sông, hồ

Tại Hồ Tây (Hà Nội), nhiều người dân đã mang cá chép đến thả để tiễn ông Công ông Táo về trời. Đa số người dân đều có ý thức khi chỉ phóng sinh cá, không vứt túi nilon xuống sông, hồ

Tại Hồ Tây (Hà Nội), nhiều người dân đã mang cá chép đến thả để tiễn ông Công ông Táo về trời. Đa số người dân đều có ý thức khi chỉ phóng sinh cá, không vứt túi nilon xuống sông, hồ

Người Hà Nội đa số chọn mua cá chép đỏ để cúng lễ ông Công ông Táo. Theo quan niệm tâm linh, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời.

Người Hà Nội đa số chọn mua cá chép đỏ để cúng lễ ông Công ông Táo. Theo quan niệm tâm linh, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời.

Ngày ông Công ông Táo về trời cũng là kết thúc một năm, nên đối với những người là trụ cột trong gia đình, khoảnh khắc thả cá chép xuống nước thường mang nhiều cảm xúc đặc biệt

Ngày ông Công ông Táo về trời cũng là kết thúc một năm, nên đối với những người là trụ cột trong gia đình, khoảnh khắc thả cá chép xuống nước thường mang nhiều cảm xúc đặc biệt

Đối với nhiều người, thả cá chép tiễn Táo quân về trời cũng là thời điểm nhìn lại một năm được - mất, nên thường có những vui - buồn lẫn lộn

Đối với nhiều người, thả cá chép tiễn Táo quân về trời cũng là thời điểm nhìn lại một năm được - mất, nên thường có những vui - buồn lẫn lộn

Năm nào cũng vậy, nhà sư Thích Tịnh Giác (chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) cùng các phật tử giúp nhiều người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường

Năm nào cũng vậy, nhà sư Thích Tịnh Giác (chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) cùng các phật tử giúp nhiều người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường

Với tấm biển lớn luôn cầm trên tay ghi những dòng chữ: “Thả cá, xin đừng thả túi nilon”, thầy Thích Tịnh Giác cho biết kể từ năm 2011, cứ đến dịp đưa ông Táo, 23 tháng Chạp hằng năm, thầy lại một mình đi bộ ra Hồ Tây, phía gần đường Thanh Niên để túc trực và thu dọn rác mà người dân vô ý để lại trên hồ.

Với tấm biển lớn luôn cầm trên tay ghi những dòng chữ: “Thả cá, xin đừng thả túi nilon”, thầy Thích Tịnh Giác cho biết kể từ năm 2011, cứ đến dịp đưa ông Táo, 23 tháng Chạp hằng năm, thầy lại một mình đi bộ ra Hồ Tây, phía gần đường Thanh Niên để túc trực và thu dọn rác mà người dân vô ý để lại trên hồ.

Ngoài cá chép đỏ, nhiều người dân Thủ đô còn mua cá chép ta về cúng cúng lễ ông Công ông Táo

Ngoài cá chép đỏ, nhiều người dân Thủ đô còn mua cá chép ta về cúng cúng lễ ông Công ông Táo

Ảnh: Hành động đẹp trong ngày người Thủ đô thả cá chép sớm tiễn Táo quân "về trời" - 9

Một số cá chép sau khi thả hơi yếu nên nhà sư cùng các tình nguyện viên té nước như một động tác hà hơi, tiếp sức cho cá

Một số cá chép sau khi thả hơi yếu nên nhà sư cùng các tình nguyện viên té nước như một động tác hà hơi, tiếp sức cho cá

Tại cầu Long Biên, một số người cũng đến thả cá từ sáng, trước một ngày so với chính lễ vào ngày mai, 23 tháng Chạp

Tại cầu Long Biên, một số người cũng đến thả cá từ sáng, trước một ngày so với chính lễ vào ngày mai, 23 tháng Chạp

Ảnh: Hành động đẹp trong ngày người Thủ đô thả cá chép sớm tiễn Táo quân "về trời" - 12

Các bạn trẻ trong nhóm "Đường Táo quân" giúp đỡ và tuyên truyền cho người dân thả cá, không thả túi nilon để bảo vệ môi trường

Các bạn trẻ trong nhóm "Đường Táo quân" giúp đỡ và tuyên truyền cho người dân thả cá, không thả túi nilon để bảo vệ môi trường

Ảnh: Hành động đẹp trong ngày người Thủ đô thả cá chép sớm tiễn Táo quân "về trời" - 14

Tại chân cầu Chương Dương, người dân đi ra một chiếc thuyền thả cá chép để đảm bảo cá thả xuống sống tốt và không bị đội chuyên đi vớt cá ven sông bắt lại

Tại chân cầu Chương Dương, người dân đi ra một chiếc thuyền thả cá chép để đảm bảo cá thả xuống sống tốt và không bị đội chuyên đi vớt cá ven sông bắt lại

Không chỉ thả cá chép, nhiều người còn thả tro, bỏ lại đồ thờ gây ô nhiễm dòng sông

Không chỉ thả cá chép, nhiều người còn thả tro, bỏ lại đồ thờ gây ô nhiễm dòng sông

Ảnh: Hành động đẹp trong ngày người Thủ đô thả cá chép sớm tiễn Táo quân "về trời" - 17

Các tình nguyện viên túc trực từ sáng sớm, thu gom rác, đồ thờ

Các tình nguyện viên túc trực từ sáng sớm, thu gom rác, đồ thờ

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN