Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương

Hàng chục cá thể khỉ hoang sinh sống khắp khuôn viên chùa Châu Thới (Bình Dương) với thức ăn chủ yếu là trái cây người dân đến viếng.

Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ được tạo lập cách đây hơn 300 năm. Ngôi chùa toạ lạc trên núi Châu Thới cao 82m, rộng 25ha, xung quanh là vùng đồng bằng, thuộc phường Bình An, thành phố Dĩ An.

Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ được tạo lập cách đây hơn 300 năm. Ngôi chùa toạ lạc trên núi Châu Thới cao 82m, rộng 25ha, xung quanh là vùng đồng bằng, thuộc phường Bình An, thành phố Dĩ An.

Quần thể núi Châu Thới được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989. Khuôn viên chùa có nhiều kiến trúc đa dạng, nhiều hạng mục được xây dựng vào những thời điểm khác nhau.

Quần thể núi Châu Thới được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989. Khuôn viên chùa có nhiều kiến trúc đa dạng, nhiều hạng mục được xây dựng vào những thời điểm khác nhau.

Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương - 3

Tại chùa nổi bật nhất là tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao hơn 22m, nặng trên 100 tấn, bệ tượng là hình ảnh các vị La Hán hai tay nâng đỡ toà sen. Bên cạnh đó là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát không kém phần uy nghi. Hai cặp rồng vàng khổng lồ bao quanh 2 bức tượng tạo thành thế lưỡng long tranh châu.

Tại chùa nổi bật nhất là tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao hơn 22m, nặng trên 100 tấn, bệ tượng là hình ảnh các vị La Hán hai tay nâng đỡ toà sen. Bên cạnh đó là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát không kém phần uy nghi. Hai cặp rồng vàng khổng lồ bao quanh 2 bức tượng tạo thành thế lưỡng long tranh châu.

Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương - 5

Kiến trúc chùa từ bên ngoài đến các chánh điện, điện thờ bên trong đều được xây dựng cầu kỳ. Chùa và núi Châu Thới nằm nổi bật giữa khu vực đồng bằng rộng lớn, là địa điểm thu hút du khách và phật tử khắp nơi đổ về thăm viếng.

Kiến trúc chùa từ bên ngoài đến các chánh điện, điện thờ bên trong đều được xây dựng cầu kỳ. Chùa và núi Châu Thới nằm nổi bật giữa khu vực đồng bằng rộng lớn, là địa điểm thu hút du khách và phật tử khắp nơi đổ về thăm viếng.

Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương - 7

Những năm qua ngôi chùa còn nổi tiếng với đàn khỉ cư ngụ có thời điểm lên đến khoảng 50 cá thể. Đàn khỉ sinh sống tự do từ khu vực cây cối xung quanh đến khắp ngõ ngách ngôi chùa.

Những năm qua ngôi chùa còn nổi tiếng với đàn khỉ cư ngụ có thời điểm lên đến khoảng 50 cá thể. Đàn khỉ sinh sống tự do từ khu vực cây cối xung quanh đến khắp ngõ ngách ngôi chùa.

Đây là đàn khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn được phóng sinh và gia tăng số lượng cá thể sau thời gian sinh sản tự nhiên trong 20 năm qua. Mỗi lần đến ngôi chùa này, du khách sẽ thấy đàn khỉ leo trèo, di chuyển khắp nơi.

Đây là đàn khỉ đuôi dài và khỉ đuôi lợn được phóng sinh và gia tăng số lượng cá thể sau thời gian sinh sản tự nhiên trong 20 năm qua. Mỗi lần đến ngôi chùa này, du khách sẽ thấy đàn khỉ leo trèo, di chuyển khắp nơi.

Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương - 10

Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá khiến môi trường sống xung quanh bị thu hẹp, thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây của du khách đến viếng chùa. Nhiều cá thể khỉ trở nên bạo dạn giật đồ cúng, thức ăn, nước uống ngay trên tay người dân đến viếng.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá khiến môi trường sống xung quanh bị thu hẹp, thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây của du khách đến viếng chùa. Nhiều cá thể khỉ trở nên bạo dạn giật đồ cúng, thức ăn, nước uống ngay trên tay người dân đến viếng.

Khi bị lấy lại đồ hay chọc ghẹo, những chú khỉ lì lợm phản ứng.

Khi bị lấy lại đồ hay chọc ghẹo, những chú khỉ lì lợm phản ứng.

Nguồn trái cây hằng ngày của chúng do du khách mang tới thắp hương.

Nguồn trái cây hằng ngày của chúng do du khách mang tới thắp hương.

Đàn khỉ có con khỉ đầu đàn luôn dành được thức ăn và cảnh giác với những người đến gần.

Đàn khỉ có con khỉ đầu đàn luôn dành được thức ăn và cảnh giác với những người đến gần.

Ảnh: Đàn khỉ sống “nương nhờ” cửa Phật trên đỉnh núi ở Bình Dương - 15

Những hộp bánh, chai nước, hộp sữa hay ly nước chúng lấy được của du khách đều mở để ăn uống rất thành thạo.

Những hộp bánh, chai nước, hộp sữa hay ly nước chúng lấy được của du khách đều mở để ăn uống rất thành thạo.

Thời gian trước, nhiều cá thể khỉ tìm xuống nhà dân để kiếm ăn, tấn công cả người dân và du khách do bị chọc ghẹo, giật đồ của khách… nên các cơ quan chức năng đã di dời một số lượng lớn cá thể khỉ tại chùa đến môi trường sống thích hợp.

Thời gian trước, nhiều cá thể khỉ tìm xuống nhà dân để kiếm ăn, tấn công cả người dân và du khách do bị chọc ghẹo, giật đồ của khách… nên các cơ quan chức năng đã di dời một số lượng lớn cá thể khỉ tại chùa đến môi trường sống thích hợp.

Hiện đàn khỉ vẫn chưa được di dời hết, nhiều cá thể vẫn đang sinh sống xung quanh và trong khuôn viên chùa.

Hiện đàn khỉ vẫn chưa được di dời hết, nhiều cá thể vẫn đang sinh sống xung quanh và trong khuôn viên chùa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN