Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc

Sau dịp Tết Nguyên đán, khoảng 250 triệu lao động di cư Trung Quốc lại lũ lượt kéo nhau từ các vùng quê lên thành phố để lao vào cuộc mưu sinh, tạo thành đoàn người di cư lớn nhất thế giới.

Trong hơn một thập kỷ qua, anh Zhan Youbing, một thanh niên rời vùng nông thôn của tỉnh Hồ Bắc đến Quảng Châu làm bảo vệ đã ghi lại những hình ảnh đặc sắc nhất trong cuộc sống của hàng trăm triệu người lao động xa quê này.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 1

Tết Nguyên Đán là dịp duy nhất trong năm đoàn người lao động di cư được trở về nhà. Họ chen chúc ở các ga tàu, bến  xe để về quê nghỉ ngơi trong dịp Lễ hội Mùa xuân. Sau ngày lễ, ác mộng lại bắt đầu khi họ trở lại nhà máy làm việc.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 2

Công nhân đứng bên vệ đường ở Đông Hoản, phía Nam Trung Quốc để bắt xe về quê

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 3

Đoàn người về quê ăn Tết hằng năm còn gọi là “chunyun”

Bây giờ, khi đã trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, anh thường chụp lại cuộc sống của những người lao động.  “Tôi đã sống cuộc sống này nên tôi biết rất rõ hoàn cảnh của họ”, anh nói.

Trong 10 năm qua, anh đã chụp lại hình ảnh những công nhân trong tám nhà máy ở Đông Hoản, một thị trấn cạnh Quảng Châu và lưu giữ lại cuộc sống của họ trong và ngoài dây chuyền lắp ráp. Những bức ảnh của Zhan rất khác biệt và cũng rất sâu sắc.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 4
Chị Zhong Jianxia bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất đồ chơi này ở Đông Hoản vào tháng 4 năm 2014. Trước đây chị làm việc ở một nhà máy điện tử. Chị sinh năm 1991 tại Vân Phù, Quảng Đông và đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 5

Những sản phẩm điện tử tinh vi được sản xuất trong những căn phòng không bụi này. Các công nhân chỉ được để lộ mắt và làm việc từ 8 đến 16 giờ mỗi ngày.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 6

Các công nhân đang tranh thủ chợp mắt trên dây chuyền lắp ráp

Ở một nhà máy điện tử, các công nhân ăn mặc như những phi hành gia. Họ mặc quần áo bảo vệ chỉ để lộ đôi mắt và đang tranh thủ chợp mắt một tí vào buổi trưa. Những bức ảnh của anh còn cho thấy tình bạn giữa các công nhân.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 7

Các lao động di cư tại một nhà máy điện tử cởi quần áo bảo hộ để diễn tập phương án sơ tán chữa cháy

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 8

Công việc ở các nhà máy trong Đồng bằng Châu Giang được phân ra từ công việc không cần kỹ năng đến công việc đòi hỏi sự tinh vi. Tuy nhiên, chúng rất bấp bênh và không có công việc nào tồn tại lâu dài.

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 9

Phụ nữ làm việc trong một nhà máy sản xuất đồ lót ở Đông Hoản

Ảnh: Cuộc sống của các lao động xa quê ở Trung Quốc - 10
Các công nhân đang mở một buổi tiệc nhỏ ở một căn phòng thuê tại Đông Hoản

Anh đã chụp hơn 400.000 bức ảnh và chúng được trưng bày trên khắp cả nước. Tuy nhiên anh không hề tham gia một buổi triển lãm nào. “Tôi không có tiền để đi”, anh tâm sự.  Vào tháng 11, anh xuất bản một cuốn sách với tựa đề “Tôi là một người lao động di cư”, đây là bộ sưu tập gồm các bài viết và hơn 150 bức ảnh.

Anh Zhan bắt đầu với công việc nhiếp ảnh trong nội bộ nhà máy vào năm 2002. Sau đó anh theo tham gia một lớp học nghề. Trong một dịp về quê vào ngày Tết âm lịch và kể chuyện về đời sống công nhân, anh nhận thấy rằng những bức ảnh có sức truyền tải hơn cả lời nói. Tuy nhiên, có một cảm giác về sự bấp bênh của nghề nghiệp đã thúc đẩy anh lưu giữ lại cuộc sống của những người lao động di cư. “Có lúc bạn muốn nhảy việc để kiếm một công việc ở một nhà máy khác với mức lương cao hơn sau một thời gian làm công việc hiện tại. Tuy nhiên, có đôi khi bạn muốn ở lại và ổn định công việc thì bạn lại bị sa thải”, anh Zhan nói.

Nếu ban đầu anh Zhan học nhiếp ảnh chỉ để hoàn thiện bản thân thì bây giờ nó như là một sứ mệnh. Anh cho biết càng chụp nhiều ảnh, anh càng hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề mà các lao động di cư đang phải đối mặt. Anh đặc biệt quan tâm về hoàn cảnh khó khăn của những trẻ em thiếu vắng sự chăm sóc của bố mẹ khi bố mẹ đi làm ăn xa. Những hạn chế về nhà cửa, giáo dục và chăm sóc y tế gây khó khăn cho công nhân khi họ đưa con cái theo cùng, và thường thường họ sẽ gửi con cái cho ông bà, người thân hoặc hàng xóm chăm sóc.

“Bố mẹ dành hết đời mình cho ngành công nghiệp sản xuất, nhưng họ nhận lại rất ít. Bây giờ con cái họ đang bắt đầu một vòng luẩn quẩn mới” Mặc dù thành công nhưng anh Zhan vẫn nghĩ rằng mình không khác gì một người lao động di cư và cho biết cái cảm giác lo lắng ngày xưa sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. “Tôi cảm thấy mình như một cánh bèo trôi dạt đến một vùng đất xa lạ”, anh tâm sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Mỹ Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN