Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam

Sự kiện: Tin nóng Ngân hàng

Là đơn vị dự trữ máu lớn nhất cả nước, khoa điều chế các thành phần máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương không khác một công xưởng thu nhỏ, đầu vào là các túi máu, đầu ra là các chế phẩm máu được xử lý, sẵn sàng phục vụ người bệnh.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 1

Khoa điều chế các thành phần máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được ví von như một công xưởng máu thu nhỏ, có quy trình làm việc nghiêm ngặt, khép kín. Máu sau khi hiến phải chuyển về đơn vị này để điều chế rồi mới có thể sử dụng. Tại đây, máu từ người hiến máu nhân đạo sẽ bắt đầu được phân loại, dán nhãn giúp quản lý máu tốt hơn ngay từ đầu.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 2

Ban đầu, các túi máu được cho vào máy ly tâm để xử lý. Hiện, có hơn 10 máy hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người bệnh.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 3

Sau đó, máu được đưa vào trong khu vực điều chế. Trung bình, các dược sĩ tại Khoa Điều chế các thành phần máu phải xử lý tới 1500 - 1600 đơn vị máu/ngày, tuy nhiên chỉ đủ dùng cho một ngày vì phải cung cấp đi 150 bệnh viện khác nhau, mặt khác nhu cầu của người bệnh cũng rất lớn.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 4

Hiện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đang kêu gọi người dân nhóm máu O đến hiến máu để tăng lượng dự trữ. 

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 5

Tại các bộ phận kỹ thuật, các chuyên viên sẽ dùng kẹp để ép máu, rồi tách các thành phần máu thành nhiều chế phẩm khác nhau.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 6

Túi máu ban đầu thu về sẽ tách thành 8 chế phẩm đầu ra như: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương tươi, huyết tương thường, máu toàn phần tách nhỏ, và 1 số chế phẩm đặc biệt khác.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 7

 Những túi huyết tương đã được tách thành công. Có gần 100 kỹ thuật viên, nhân viên làm việc tại đây.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 8

Khu vực điều chế máu, tất cả các chế phẩm máu đều được quản lý bằng nhãn, mỗi chế phẩm có một mã riêng.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 9

 Đưa vào máy điều chế huyết tương để tăng độ chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 10

Hệ thống máy móc được đưa vào sử dụng tối đa nhằm đem lại hiệu quả, kết quả tốt nhất.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 11

Việc ghi nhãn, quản lý bằng mã vạch sẽ giúp cho việc phân loại, sử dụng chế phẩm máu được thuận tiện hơn. Trung bình, cứ 100 đơn vị máu thì sẽ hủy đi 1,7 đơn vị máu do kết quả xét nghiệm của đơn vị này dương tính với các bệnh như: Viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HIV...

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 12

ThS. DS. Võ Thị Diễm Hà - Trưởng khoa Điều chế các thành phần máu chia sẻ, mỗi chế phẩm máu sẽ được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2 - 6 độ C, huyết tương thấp hơn -25 độ C. Ngay khi các thành phần máu được điều chế xong sẽ được đưa vào bảo quản ngay trong nhiệt độ tiêu chuẩn.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 13

Với đặc thù bảo quản nhiệt độ của huyết tương (mức -25 độ C), cứ một người vào kho đông lạnh lấy tiểu cầu, một người phải đứng túc trực ở ngoài đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 14

Hàng ngày, viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp đón hàng nghìn lượt bệnh nhân. Có những ngày, số lượng người ngồi kín hành lang các phòng để khám chữa bệnh.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 15

Những bệnh liên quan đến máu rất nguy hiểm và tốn kém, chính vì thế nhiều người bệnh không đủ tiền trang trải phải nhờ đến sự giúp đỡ của xã hội.

Ảnh: Bên trong "ngân hàng máu" lớn nhất Việt Nam - 16

Máu phải được xử lý trong vòng 24 giờ kể từ khi hiến máu, do đó, vào những đợt cao điểm hiến máu, dược sĩ phải đi làm cả thứ 7 và chủ nhật. Nếu để quá 24 giờ, một số thành phần của máu sẽ bị giảm chất lượng (chẳng hạn như tiểu cầu), không thể sử dụng được nữa.

Chuyện đặc biệt về người có “ngân hàng máu sống”

Bất kể lúc nào bác sĩ gọi, khi có bệnh nhân cấp cứu cần nhóm máu hiếm là anh Long có mặt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hiếu ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN