Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh

Sự kiện: Bảo vật Quốc gia

Chùa Xuân Lũng (Phú Thọ) còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá từ thời Trần còn sót lại, trong đó phải kể đến Bàn thờ Phật bằng đá tại toà Chính Điện.

Tọa lạc tại khu vực xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Chùa Xuân Lũng (còn gọi là chùa Phổ Quang) được xây dựng từ thời Lý-Trần.

Tọa lạc tại khu vực xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Chùa Xuân Lũng (còn gọi là chùa Phổ Quang) được xây dựng từ thời Lý-Trần.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá từ thời Trần còn sót lại, trong đó phải kể đến Bàn thờ Phật bằng đá tại toà Chính Điện. Đây là hiện vật đã gắn với lịch sử của ngôi chùa từ cuối thế kỷ XIV. Được tạc vào năm 1387, dưới triều đại vua Trần Phế Đế, đến nay hiện vật này đã có niên đại 700 tuổi.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá từ thời Trần còn sót lại, trong đó phải kể đến Bàn thờ Phật bằng đá tại toà Chính Điện. Đây là hiện vật đã gắn với lịch sử của ngôi chùa từ cuối thế kỷ XIV. Được tạc vào năm 1387, dưới triều đại vua Trần Phế Đế, đến nay hiện vật này đã có niên đại 700 tuổi.

Thầy Thích Phổ Giáp, trụ trì chùa Phổ Quang cho biết: “Đây là bàn thờ Phật bằng đá độc nhất vô nhị, không một chùa nào ở Việt Nam, có tuổi đời 700 năm. Tháng 12/2021, bàn thờ Phật được công nhận là bảo vật quốc gia”.

Thầy Thích Phổ Giáp, trụ trì chùa Phổ Quang cho biết: “Đây là bàn thờ Phật bằng đá độc nhất vô nhị, không một chùa nào ở Việt Nam, có tuổi đời 700 năm. Tháng 12/2021, bàn thờ Phật được công nhận là bảo vật quốc gia”.

Theo thầy Giáp, bàn đá thờ Phật được các cụ xưa đục theo hình chiếc thuyền, cao 1,05m, gang 3,20m, rộng 1,23m,  có kết cấu 5 tầng được lắp ghép từ từ 71 phiến đá xanh Thanh Hóa.

Theo thầy Giáp, bàn đá thờ Phật được các cụ xưa đục theo hình chiếc thuyền, cao 1,05m, gang 3,20m, rộng 1,23m,  có kết cấu 5 tầng được lắp ghép từ từ 71 phiến đá xanh Thanh Hóa.

Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh - 5

Phía trên, bao quanh là hình cánh sen cách điệu là hình ảnh chiếm vị trí chủ đạo trong chạm khắc bệ đá.

Phía trên, bao quanh là hình cánh sen cách điệu là hình ảnh chiếm vị trí chủ đạo trong chạm khắc bệ đá.

 Với bàn tay tài hoa, các nghệ nhân xưa đã để lại cho đời một cổ vật hết sức độc đáo, mang giá trị mỹ thuật, kỹ thuật cũng như tính triết lý sâu sắc.

 Với bàn tay tài hoa, các nghệ nhân xưa đã để lại cho đời một cổ vật hết sức độc đáo, mang giá trị mỹ thuật, kỹ thuật cũng như tính triết lý sâu sắc.

Mặt bàn đá lõm, sần sùi “trước kia đặt ba bức tượng tam thế nhưng thầy đã di chuyển ba pho tượng ra, đặt phía sau” ,thầy Giáp nói.

Mặt bàn đá lõm, sần sùi “trước kia đặt ba bức tượng tam thế nhưng thầy đã di chuyển ba pho tượng ra, đặt phía sau” ,thầy Giáp nói.

Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh - 9

Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh - 10

Mặt trước ở giữa là hình hai con rồng đời nhà Lý và đời nhà Trần.

Mặt trước ở giữa là hình hai con rồng đời nhà Lý và đời nhà Trần.

 Đây là hiện vật đầu tiên xuất hiện hình tượng “Sư tử hí cầu” và “Cá hóa rồng” trong mỹ thuật cổ. Đến nay, chưa từng phát hiện thêm hiện vật thứ hai có cùng niên đại, gắn với các đồ án chạm khắc trang trí này, trụ trì chùa Xuân Lũng cho hay.

 Đây là hiện vật đầu tiên xuất hiện hình tượng “Sư tử hí cầu” và “Cá hóa rồng” trong mỹ thuật cổ. Đến nay, chưa từng phát hiện thêm hiện vật thứ hai có cùng niên đại, gắn với các đồ án chạm khắc trang trí này, trụ trì chùa Xuân Lũng cho hay.

Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh - 13

Ảnh: Bảo vật độc nhất vô nhị ghép từ 71 phiến đá xanh - 14

 Đồng thời, Bàn thờ Phật bằng đá đã thể hiện sự kết hợp hài hòa trong nghệ thuật chạm khắc cổ với những họa tiết hoa văn trang trí gắn với thế giới Phật giáo để mô tả hình ảnh cuộc sống cư dân miền trung du. Thông qua đó phản ánh cuộc sống hiện thực và nét đặc trưng của vùng Trung du Bắc bộ và đất Tổ Hùng Vương.

 Đồng thời, Bàn thờ Phật bằng đá đã thể hiện sự kết hợp hài hòa trong nghệ thuật chạm khắc cổ với những họa tiết hoa văn trang trí gắn với thế giới Phật giáo để mô tả hình ảnh cuộc sống cư dân miền trung du. Thông qua đó phản ánh cuộc sống hiện thực và nét đặc trưng của vùng Trung du Bắc bộ và đất Tổ Hùng Vương.

Theo đánh giá, đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, mang giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật. Đồng thời có giá trị cao về thực tiễn, đóng góp tích cực đối với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Theo đánh giá, đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, mang giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật. Đồng thời có giá trị cao về thực tiễn, đóng góp tích cực đối với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bia đá cổ nằm trên lưng rùa bên trái Chính Điện.

Bia đá cổ nằm trên lưng rùa bên trái Chính Điện.

Chùa đang trong quá trình cải tạo nhưng cổng chùa cũ vẫn giữ lại. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa đang trong quá trình cải tạo nhưng cổng chùa cũ vẫn giữ lại. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Bảo vật Quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN