Ấn tượng hình ảnh kiến trúc sân bay "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam

Ngoại thất nhà ga T2 sân bay Phú Bài được các nhà thiết kế Nhật Bản lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung điện Huế với đặc trưng là các lớp mái chồng xếp lên nhau và vươn xa, hình tượng các lớp mái đó được cách điệu lên hình thức mái của công trình nhà ga hiện đại nhưng không dập khuôn kiến trúc cổ. Dự kiến đây sẽ là nhà ga hành khách được nhiều bạn trẻ, du khách yêu thích, check-in.

Hôm 17/6, nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Phú Bài, Thừa Thiên - Huế được khánh thành. Giao thông hàng không là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế, du lịch và giao thương quốc tế (Ảnh: Phan Công).

Hôm 17/6, nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Phú Bài, Thừa Thiên - Huế được khánh thành. Giao thông hàng không là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế, du lịch và giao thương quốc tế (Ảnh: Phan Công).

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2- Cảng HKQT Phú Bài được khởi công ngày 29/12/2019, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư được xây dựng với công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm, có tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.(Ảnh: Phan Công).

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2- Cảng HKQT Phú Bài được khởi công ngày 29/12/2019, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư được xây dựng với công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm, có tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.(Ảnh: Phan Công).

Điểm nổi bật nhất của nhà ga hành khách này chính là thiết kế kiến trúc độc đáo. Ý tưởng thiết kế của nhà ga dựa trên sự nghiên cứu đầy đủ về bối cảnh địa lý và văn hóa của địa phương, đó là: Quần thể Núi Ngự và những ngọn núi bao quanh thành phố, là thiên nhiên hùng vĩ của sông Hương và là quần thể phức hợp kiến trúc lịch sử và văn hóa của thành phố Huế. (Ảnh: Phan Công).

Điểm nổi bật nhất của nhà ga hành khách này chính là thiết kế kiến trúc độc đáo. Ý tưởng thiết kế của nhà ga dựa trên sự nghiên cứu đầy đủ về bối cảnh địa lý và văn hóa của địa phương, đó là: Quần thể Núi Ngự và những ngọn núi bao quanh thành phố, là thiên nhiên hùng vĩ của sông Hương và là quần thể phức hợp kiến trúc lịch sử và văn hóa của thành phố Huế. (Ảnh: Phan Công).

Kiến trúc cũng lấy cảm hứng từ sự đa dạng của văn hóa triều đại Cố đô Huế và các họa tiết tượng trưng cho nền văn hóa ở Huế. Các họa tiết này được phát triển trong các tiểu cảnh khác nhau của nhà ga và được thể hiện như là một chủ đề để nâng cao giá trị cho công trình. (Ảnh: Phan Công).

Kiến trúc cũng lấy cảm hứng từ sự đa dạng của văn hóa triều đại Cố đô Huế và các họa tiết tượng trưng cho nền văn hóa ở Huế. Các họa tiết này được phát triển trong các tiểu cảnh khác nhau của nhà ga và được thể hiện như là một chủ đề để nâng cao giá trị cho công trình. (Ảnh: Phan Công).

Ngoại thất công trình được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung điện Huế với đặc trưng là các lớp mái chồng xếp lên nhau và vươn xa, hình tượng các lớp mái đó được cách điệu lên hình thức mái của công trình nhà ga hiện đại nhưng không dập khuôn kiến trúc cổ. (Ảnh: Phan Công).

Ngoại thất công trình được lấy cảm hứng từ kiến trúc Cung điện Huế với đặc trưng là các lớp mái chồng xếp lên nhau và vươn xa, hình tượng các lớp mái đó được cách điệu lên hình thức mái của công trình nhà ga hiện đại nhưng không dập khuôn kiến trúc cổ. (Ảnh: Phan Công).

Từ hướng đường tiếp cận, nhà ga T2 có lớp mái trải dài và hiện diện nổi bật vừa có tính đặc trưng của một kiến trúc nhà ga hành khách vừa ấn tượng như thể Kiến trúc cung điện Huế đang vút cao lên bầu trời. Thiết kế của nhà ga T2 - Cảng HKQT Phú Bài thể hiện khát vọng vươn lên và hướng tới tương lai. (Ảnh: Phan Công).

Từ hướng đường tiếp cận, nhà ga T2 có lớp mái trải dài và hiện diện nổi bật vừa có tính đặc trưng của một kiến trúc nhà ga hành khách vừa ấn tượng như thể Kiến trúc cung điện Huế đang vút cao lên bầu trời. Thiết kế của nhà ga T2 - Cảng HKQT Phú Bài thể hiện khát vọng vươn lên và hướng tới tương lai. (Ảnh: Phan Công).

Trong khai thác vận hành cảng hàng không, sân bay, T2 Phú Bài cũng là nhà ga đầu tiên của ACV ứng dụng chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng số, nền tảng số để chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ. (Ảnh: Phan Công).

Trong khai thác vận hành cảng hàng không, sân bay, T2 Phú Bài cũng là nhà ga đầu tiên của ACV ứng dụng chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng số, nền tảng số để chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ. (Ảnh: Phan Công).

Hệ thống hỗ trợ giúp hành khách tự làm thủ tục hàng không; hệ thống hỗ trợ hành khách tự làm thủ tục ký gửi hành lý của mình; hệ thống phát thanh tự động ứng dụng AI để phát thanh tìm theo tên hành khách; triển khai hệ thống ứng dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử, Biometric nhận diện khuôn mặt cùng với hệ thống thiết bị kiểm soát các thủ tục an ninh tự động; hệ thống kiểm soát lên tàu bay tự động... SẼ đem lại nhiều thuận lợi cho hành khách. (Ảnh: Phan Công).

Hệ thống hỗ trợ giúp hành khách tự làm thủ tục hàng không; hệ thống hỗ trợ hành khách tự làm thủ tục ký gửi hành lý của mình; hệ thống phát thanh tự động ứng dụng AI để phát thanh tìm theo tên hành khách; triển khai hệ thống ứng dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử, Biometric nhận diện khuôn mặt cùng với hệ thống thiết bị kiểm soát các thủ tục an ninh tự động; hệ thống kiểm soát lên tàu bay tự động... SẼ đem lại nhiều thuận lợi cho hành khách. (Ảnh: Phan Công).

Cận cảnh mô hình sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thành năm 2026

Dự kiến dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 109 nghìn tỷ đồng sẽ được hoàn thành vào năm 2026.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Công ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN