AirAsia không lắp thiết bị “hộ mệnh” giúp tránh thảm kịch QZ8501

Theo báo The Australian, thảm kịch QZ8501 cướp đi mạng sống của 162 người có thể đã  không xảy ra nếu hãng AirAsia không tiết kiệm chi phí, trang bị cho máy bay hệ thống radar thời tiết và điện tử hàng không Multiscan.

AirAsia không lắp thiết bị “hộ mệnh” giúp tránh thảm kịch QZ8501 - 1

Thân nhân hành khách QZ8501  thắp nến tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tai nạn bi thảm.

Tờ The Australian đưa tin, hệ thống Multiscan là loại rada đầu tiên duy nhất có thể phân tích xác định độ ẩm của không khí các rủi ro thời tiết có thể xảy ra. Không như các loại radar thông thường chỉ có thể dự báo mưa và đo lượng mưa, hệ thống Multiscan còn có tể phát hiện băng và mưa đá - dấu hiệu quan trọng để dự báo về một cơn bão.

Qantas  là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới lắp đặt các radar thời tiết Multiscan, có chi phí khoảng 250.000 USD/chiếc trên các máy bay của hãng này từ năm 2002.

Dù hệ thống này cho đến nay được xem là thiết bị tiêu chuẩn trong hầu hết các loại  máy bay mới bao gồm phi đội máy bay Qantas, không ít hãng hàng không đặc biệt là những hãng giá rẻ như AirAsia, vẫn chưa lắp đặt nó.

AirAsia không lắp thiết bị “hộ mệnh” giúp tránh thảm kịch QZ8501 - 2 Để tiết kiệm chi phí, nhiều hãng giá rẻ như AirAsia chưa lắp đặt radar thời tiết Multiscan cho các phi cơ.

Chuyên gia hàng không Geoffrey Thomas bình luận, nếu AirAsia lắp đặt radar Multiscan nhiều khả năng, thảm kịch QZ8501 hôm 28.12 đã có thể tránh được.
 

Nếu được trang bị radar Multiscan, các phi công sẽ không cần phải sử dụng các radar điều khiển bằng tay để tìm cách tránh những cơn bão. Đây là quy trình phức tạp, cồng kềnh, phi công dễ phạm sai lầm.

"Các radar Multiscan liên tục rà quét tâm bão. Sau đó, hệ thống sẽ giúp phi công tính toán  cường độ và chiều cao của sấm sét, dựa trên độ ẩm bên trong tâm bão", Rockwell Collins, nhà sản xuất loại radar trên cho biết.

Theo The Australian, chuyến bay của QZ8501 có thể đã đâm xuống biển do gặp bão tại độ cao an toàn - điểm mà chỉ 10% các tai nạn máy bay xảy ra, theo một nghiên cứu của hãng Boeing công bố cuối tháng 8.2014.

Theo các chuyên gia, số vụ tai nạn do bị ảnh hưởng của bão đã giảm mạnh kể từ những năm 1960 do những tiến bộ công nghệ.

Tuy nhiên, các radar thời tiết Multiscan có thể phát hiện các cơn bão cách bề mặt trái đất hàng nghìn mét trên bề mặt trái đất đã không được lắp đặt trên máy bay QZ8501. 

Một số chuyên gia tin rằng, sự thiếu hụt trên có thể đã gây ra thảm kịch cho
QZ8501.

Về phần mình, Giám đốc điều hành hãng AirAsia, Tony Fernandes Tan Sri dù từng nhấn mạnh, không nên suy đoán về nguyên nhân gây ra thảm kịch, song không loại trừ thời tiết có liên quan đến vụ tai nạn.

"Chúng tôi không thể đưa ra các giả thuyết về những gì đã xảy ra. Tất cả những gì tôi có thể công bố là thời tiết ở khu vực Đông Nam Á cực xấu vào lúc chiếc máy bay gặp nạn", ông Tony Fernandes Tan Sri nói.

Tính đến trưa ngày hôm nay 3.1 - 7 ngày sau khi chiếc máy bay xấu số gặp nạn, đâm xuống biển đã có 18 thi thể đưa về đất liền tại Surabaya và 12 thi thể đang trên đường chuyển vào đất liền. Một số thi thể còn ngồi nguyên vẹn trên các dãy ghế máy bay nhờ thắt dây đai an toàn vẫn chưa được vớt lên.

Trong một cuộc họp báo hôm nay, chỉ huy trưởng của lực lượng tìm kiếm cứu hộ Indonesia cho biết, 2 mảnh vỡ lớn của máy bay QZ8501 đã được tìm thấy ở độ sâu 30m dưới đáy biển gần khu vực Pangkalan Bun. Cũng tại khu vực này, lực lượng tìm kiếm cứu hộ Indonesia đã phát hiện ra nhiều vệt dầu, nghi từ thùng chứa nhiên liệu.  
 

Hiện, đội tìm kiếm đang sử dụng các thiết bị điều khiển từ xa để tiếp cận gần hơn với ảnh vỡ này trước khi điều động thợ lặn.  Khoảng 60 tàu và 20 máy bay hôm nay đang tham gia vào việc tìm kiếm các mảnh vỡ QZ8501 và thi thể nạn nhân. 

Việc tìm kiếm trên biển ngày hôm nay vẫn tiếp tục gặp thách thức lớn vì sóng to, gió lớn và thời tiết thất thường. Các phương tiện cứu hộ và tìm kiếm cũng đã mở rộng khu vực tìm kiếm. Công việc tìm kiếm hôm nay là tập trung vào tìm kiếm những bộ phận chính của máy bay và hộp đen.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Đăng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN