Ai có nguy cơ nhiễm vi rút chết người Ebola?
Một người tiếp xúc với động vật mắc bệnh do vi rút Ebola có thể lây truyền trong cộng đồng từ người sang người.
Hơn 1.700 người mắc vi rút Ebola trong đó gần 1000 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nâng cấp độ cảnh báo vi rút Ebola có nguy cơ vào Việt Nam.
Chưa có thuốc điều trị
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, vi rút Ebola lây từ người sang người và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Ông Phu cho biết, nhiễm vi rút Ebola do tiếp xúc trực tiếp với máu thông qua da và niêm mạc bị tổn thương, hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết khác của cơ thể hoặc các chất bài tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người nhiễm bệnh. Nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện nếu da hoặc niêm mạc tổn thương của người khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi các dịch nhiễm vi-rút của bệnh nhân Ebola như quần áo bẩn, khăn trải giường, hoặc kim tiêm đã sử dụng.
Hiện có hơn 1.700 người mắc vi rút Ebola trong đó gần 1000 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi.
Dịch Ebola đang bùng phát ở châu Phi khiến gần 1000 người thiệt mạng
Bộ Y tế ban hành phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị Ebola Ngày 9/8, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh do virus Ebola. Trong phác đồ điều trị, Bộ Y tế lưu ý trường hợp phụ nữ mang thai nếu nhiễm virus Ebola có nguy cơ sẩy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Ngoài ra, virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Nếu nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. |
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lý giải, họ có thể không mang trang bị bảo vệ cá nhân hoặc không được áp dụng đúng cách các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho bệnh nhân.
“Thêm nữa, bệnh có thể lây truyền trong cộng đồng trong thời gian tang lễ và chôn cất. Nghi lễ chôn cất, trong đó người đưa tang có thể có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người quá cố, có vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh do vi-rút Ebola”, ông Phu nói
PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết, nhân viên y tế, thành viên gia đình hoặc những người khác có tiếp xúc gần với người nhiễm bện, những người đưa tiễn mà có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người quá cố như là một phần của nghi lễ chôn cất có nguy cơ nhiễm vi rút Ebola cao nhất.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lưu ý, dấu hiệu bệnh do virus Ebola là sốt đột ngột, mệt lả, đau cơ, đau đầu, đau họng là những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản. Sau đó là nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy gan, suy thận. Một số trường hợp có xuất huyết trong và ngoài.
Trước câu hỏi, bệnh do vi rút Ebola có điều trị được không, ông Phu khẳng định, hiện nay chưa có một loại thuốc hay một loại vắc-xin nào được cấp phép điều trị.
Hạn chế đến vùng có vi rút Ebola
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong một vụ dịch, việc hạn chế thương mại và du lịch nếu cần thiết.
Tuy nguy cơ lây nhiễm cho những người đi du lịch rất thấp vì phương thức lây truyền ở đây là từ người sang người qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc chất bài tiết với người nhiễm bệnh nhưng họ cũng nên cảnh giác.
Trong trường hợp du lịch cùng người mắc Ebola, nếu họ có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, họ cần tìm đến cơ sở y tế . Hành khách có những triệu chứng khởi phát của bệnh do vi-rút Ebola cần được cách ly phòng tránh lây lan. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp này là rất thấp nhưng những người đi cùng vẫn cần được theo dõi.
Bàn tay bệnh nhân nhiễm virus Ebola
Đối với khách du lịch tới Tây Phi để làm việc hoặc thăm gia đình, bạn bè có nguy cơ nhiễm vi-rút Ebola và phát triển thành bệnh của các du khách hay các doanh nhân/phụ nữ khi đến vùng có dịch và sau khi trở về là cực kỳ thấp.
Sự lây nhiễm đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, dịch cơ thể của người hoặc động vật sống hoặc đã chết. Tất cả nhìn chung đều không phải là yếu tố phơi nhiễm cho khách du lịch. Tuy nhiên, trong mọi vụ dịch, hành khách đều được khuyên nên tránh tất cả những sự tiếp xúc.
Nếu tới thăm gia đình hoặc bạn bè ở khu vực bị ảnh hưởng, nguy cơ lây nhiễm cũng thấp, trừ khi bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với một người ốm hoặc vừa mới qua đời. Trong trường hợp này, cần thông báo với cơ quan y tế công cộng và được theo dõi tiền sử tiếp xúc. Việc theo dõi tiền sử tiếp xúc này cần thực hiện để chắc chắn bạn không không phơi nhiễm với bệnh do vi-rút Ebola và ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh.
Lời khuyên của WHO - Du khách nên tránh tất cả mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. - Nhân viên y tế tới các khu vực bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của WHO về kiểm soát lây nhiễm. - Bất kỳ ai trong khu vực có ca bệnh đều cần phải nhận thức được các triệu chứng của sự lây nhiễm và đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh. - Các bác sỹ điều trị cho các du khách trở về từ vùng bị ảnh hưởng có các triệu chứng giống của Ebola nên nghĩ tới khả năng mắc bệnh do vi-rút Ebola. |