96 cán bộ nguồn lắng nghe Chủ tịch Hà Nội giảng bài

Sự kiện: Thời sự

Ngày 8-11, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giành thời gian giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030

Tham dự lớp học có 96 học viên là cán bộ chủ chốt các cơ quan thành phố đã được phê duyệt quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trình bày chuyên đề: "Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới-Trao đổi kinh nghiệm thực tiễn".

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Ảnh: Huy Kiên

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giảng bài tại lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Ảnh: Huy Kiên

Tại lớp học, Chủ tịch TP Trần Sỹ Thanh đã làm rõ những kết quả nổi bật của thành phố về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong nhiệm kỳ 2016-2020, năm 2021 và 9 tháng năm 2022 so với giai đoạn trước; phân tích những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm rút ra.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thời gian qua, bối cảnh tình hình an ninh, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, thay đổi nhanh chóng, khó lường, có những mặt, nội dung vượt xa mọi dự báo thông thường. Mặc dù vậy, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong nước và bạn bè quốc tế; với tinh thần năng động, chủ động, sáng tạo, tranh thủ thuận lợi, thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch TP Trần Sỹ Thanh đã tập trung phân tích, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố thời gian tới trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP và Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hà Nội sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, trước mắt là tập trung vào triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26-8-2022 của thành ủy, trong đó, có 96 nhiệm vụ được phân theo hướng rõ các nội dung chương trình, đề án, dự án, rõ thời gian và cơ quan chủ trì thực hiện. Đồng thời, thành phố tập trung thực hiện tốt 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đã xác định.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ ưu tiên các nguồn lực thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực cơ bản. Trong đó, về phát triển kinh tế, thành phố sẽ tập trung phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản, đất đai, khoa học và công nghệ; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên theo cơ chế thị trường để thúc đẩy kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững. Quản lý, kiểm soát hiệu quả giá đất và nhà ở, bảo đảm phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài sản công, hạ tầng đô thị…

Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; tăng cường xã hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số thành phần xếp hạng PCI, bãi bỏ các rào cản, tập trung vào việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, vốn đầu tư...; tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển theo quy định của pháp luật; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Hà Nội cũng sẽ tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN cùng với phát triển mạnh các dịch vụ số; hoàn thành số hóa toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về dân cư, đất đai, tài sản công… Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị thành phố.

Hà Nội sẽ đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý kết cấu hạ tầng; khuyến khích sử dụng vốn từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng.

Phát triển các trục không gian văn hoá dọc bờ sông Hồng

Nhằm phát huy giá trị văn hóa, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, Hà Nội sẽ phát triển các trục không gian văn hoá dọc bờ Bắc và bờ Nam Sông Hồng, trục kết nối không gian thành cổ Hà Nội và trục Tây Hồ Tây-Hồ Tây-Cổ Loa nhằm tổ chức các không gian lễ hội văn hóa, các sự kiện văn hóa lớn của thủ đô. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng phát triển thủ đô.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Đừng chê tỉnh nghèo, có nơi xe xịn nhiều hơn thành phố

“Đừng chê tỉnh nghèo. Nhà nước có thể nghèo chứ dân không nghèo. Ví dụ Đắk Lắk, xe xịn còn nhiều hơn Đà Nẵng”, đại biểu Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Hà Nội nói, đồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN