7 hành vi tưởng chừng là lỗi nhưng không bị CSGT xử phạt

Sự kiện: An toàn giao thông

Đi xe máy phải có đủ gương hai bên, phải luôn lái xe bằng hai tay nếu không sẽ bị xử phạt… là những lầm tưởng của một số người tham gia giao thông.

Thực tế cho thấy, có một số tình huống phát sinh khi người dân tham gia giao thông bị hiểu nhầm là lỗi và CSGT sẽ xử phạt. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định nào xử phạt đối với những hành vi này.

Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, một trong những điều kiện để xe mô tô (thường gọi là xe máy) được tham gia giao thông là phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Theo đó, nếu vi phạm thì người điều kiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019 (được sửa bởi Nghị định 123/2021).

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 ngàn đồng đối với người điều khiển xe máy mà không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Như vậy, trong trường hợp điều khiển xe máy mà không có gương chiếu hậu bên phải thì sẽ không bị xử phạt.

Điều này khác với xe ô tô, xe ô tô yêu cầu khi tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu cả hai bên, nếu không có sẽ bị phạt tiền 300-400 ngàn đồng.

Đi xe máy bằng một tay

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay bởi đây là hành vi nguy hiểm, dễ gây tai nạn do không ứng phó kịp thì có tình huống bất ngờ xảy ra.

Người vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt là từ 6-8 triệu đồng, đồng thời còn bị tước Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Tuy nhiên, hiện không có quy định nào xử phạt người điều khiển xe bằng một tay. Điều này cũng là phù hợp với thực tế, tuy nhiên người điều khiển xe không nên quá lạm dụng điều này để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Uống rượu bia được đi xe đạp

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Bởi vậy, dù là xe đạp thì người điểu khiển xe khi tham gia giao thông vẫn sẽ bị phạt thì có nồng độ cồn trong người, chứ không chỉ riêng ô tô, xe máy như nhiều người vẫn nghĩ.

Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai

Nhiều người cho rằng, việc đi xe máy dàn hàng hai, hàng ba là vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên trên thực tế, Nghị định 100/2019 chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên.

Cụ thể, đi xe máy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Đi xe đạp dàn hàng ngang 03 xe trở lên sẽ bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Như vậy, với những hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị CSGT xử phạt.

Buông cả hai tay khi lái ô tô

Nếu như đối với xe máy, việc buông cả hai tay khi điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt thì đối với ô tô, pháp luật hiện nay chưa có chế tài với hành vi này của người điều khiển phương tiện.

Nghe điện thoại khi điều khiển ô tô

Hiện nay, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP không có quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Thay vào đó, chỉ có quy định xử phạt với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe trên đường (phạt từ 2-3 triệu đồng).

Do đó, chỉ khi nào người điều khiển ô tô dùng tay nghe điện thoại thì mới bị coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt. Còn nếu nghe điện thoại thông qua thiết bị âm thanh của xe hoặc thông qua tai nghe thì sẽ không bị xử phạt.

Không xi nhan khi đi vào đường cong

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100 quy định người điều khiển ô tô, xe máy phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Tuy nhiên đối với đường cong, không có quy định nào bắt buộc người điều khiển phải xi nhan, bởi việc đi vào đường cong không thuộc trường hợp chuyển làn, chuyển hướng… như đã nêu trên.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông thì người điều khiển phương tiện được khuyến khích thực hiện điều này.

CSGT lái ô tô vi phạm về trụ sở: Đúng hay sai?

Vụ việc hai CSGT thuộc phòng CSGT Công an tỉnh Hậu Giang văng tục, vi phạm quy định an toàn giao thông trong lúc điều khiển phương tiện khiến nhiều người hoang mang đặt câu hỏi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.NGỌC ([Tên nguồn])
An toàn giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN