6 loại pháo hoa người dân được đốt từ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Chính phủ đã quy định nhiều loại pháo hoa mà người dân được đốt kể từ thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Nhiều loại pháo hoa người dân được sử dụng theo Nghị định 137. (Ảnh minh họa TPO)

Nhiều loại pháo hoa người dân được sử dụng theo Nghị định 137. (Ảnh minh họa TPO)

Từ 11/01/2021, Nghị định 137 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu lực.

Theo đó, thêm nhiều trường hợp sẽ được bắn pháo hoa gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trên 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần…) được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

Nghị định 137 năm 2020 định nghĩa rõ ràng: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, đặc biệt không gây ra tiếng nổ.

Gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Nhà máy Z121 (Tổng Cục công nghiệp Quốc phòng) đã chính thức bán ra thị trường 6 sản phẩm pháo hoa để người dân sử dụng. Cụ thể, các sản phẩm có tên: thác nước bạc, vòng xoay hoa lửa, ống phun hoa lửa, cây hoa lửa, cánh hoa xoay, ống phun nước bạc.

Thực chất, một số loại pháo hoa (không nổ) đã được sử dụng công khai nhiều năm qua. Tuy nhiên, Nghị định 36/2009 trước đây quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể nên việc áp dụng pháp luật vẫn "mập mờ" và cơ quan chức năng không có cơ sở để xử phạt.

Còn tại Điều 17 Nghị định 137 quy định rõ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòng.

Đối với các loại pháo, pháo hoa nổ, người dân vẫn bị cấm tuyệt đối. Nghị định 137 định nghĩa: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. 

Đơn cử như các màn bắn pháo hoa tại Hồ Gươm, Hồ Tây… trong đêm Giao thừa Tết Nguyên đán hằng năm.

Như vậy có thể thấy, Nghị định 137 năm 2020 đã cho phép người dân đốt một số loại pháo nhất định. Tuy nhiên, tiếp thu những quy định từ Nghị định 36/2009, Chính phủ vẫn thống nhất nghiêm cấm các loại pháo gây ra tiếng nổ.

Do đó, từ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này, khi có nhu cầu sử dụng, người dân cần phải hiểu rõ thế nào là pháo hoa và thế nào là pháo nổ, pháo hoa nổ để tránh nhầm lẫn và không vi phạm pháp luật.

---------------------------

Dịp gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu mở nhiều điểm bán pháo hoa. Mời quý độc giả đón đọc kỳ 3: Những địa điểm mua pháo hoa theo quy định vào lúc 0h30 ngày 11/2.

Nguồn: [Link nguồn]

[Infographic] Người dân được đốt những loại pháo hoa nào?

Bộ Công an giúp người dân phân biệt rõ giữa "pháo hoa" và "pháo hoa nổ" để tránh vi phạm pháp luật, nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN