50.000 lao động VN tại Hàn Quốc trước nguy cơ nhiễm MERS-CoV
Các chuyên gia y tế lo ngại, 50.000 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có nguy cơ nhiễm MERS-CoV nếu không được giám sát chặt chẽ.
Theo Bộ Y tế, Hàn Quốc thông báo ngày 6.6 ghi nhận thêm 9 ca nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV. Như vậy, đến nay Hàn Quốc đã có 50 ca nhiễm MERS-CoV, với 4 ca tử vong.
MERS-CoV làm đảo lộn cuộc sống của những người ở Hàn Quốc.
Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện cơ quan này đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang có hợp đồng đưa lao động làm việc Hàn Quốc chủ động giám sát lao động Việt Nam nghi nhiễm MERS-CoV.
Trước tình hình này, ngày 6.6, Văn phòng Đáp ứng dịch khẩn cấp của Bộ Y tế tiếp tục họp khẩn với các chuyên gia dịch tễ trong nước và quốc tế tìm biện pháp ứng phó.
Tại đây, các chuyên gia cũng đưa ra 3 tình huống về dịch MERS-CoV.
Nếu chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam: Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Nếu chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam: Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
Trong tình huống xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
Cuối cùng, nếu trường hợp dịch lây lan trong cộng đồng: Cần đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
Hành khách ghi tờ khai y tế tại sân bay
Các chuyên gia đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cửa khẩu tại sân bay tiếp tục phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế thực hiện các hoạt động giám sát và phòng chống dịch tại sân bay. Bộ Công an cung cấp danh sách và theo dõi người tiếp xúc nếu phát hiện trường hợp nhiễm MERS-CoV, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội nếu dịch bệnh lan rộng và có diễn biến phức tạp tại cộng đồng.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp bố trí phát tờ khai y tế dành cho hành khách ngay trên máy bay trước khi xuống sân bay. Cục Hàng không chịu trách nhiệm bố trí đủ phòng cách ly, phối hợp theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh nếu có ca bệnh xảy ra.
Văn phòng Đáp ứng dịch khẩn cấp đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp giám sát tại cửa khẩu đường bộ, các cửa khẩu khu vực biên giới. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm và điều trị kịp thời nếu có bệnh nhân trong quân đội.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện tích cực công tác truyền thông, thông tin về dịch bệnh nhằm giúp bệnh nhân cũng như xã hội hiểu đúng về bệnh, không hoang mang, chủ động phòng chống dịch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhận công tác thông tin, phòng chống dịch trong trường học hoặc thực hiện đóng cửa trường học khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu tình huống dịch bệnh xảy ra.
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])